Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 10 tháng 8 năm 2022 | 16:19

Chủ tịch UBND Phú Yên: Đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết

Sáng 10/8, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc
 
Được sự quan tâm vào cuộc cả hệ thống chính trị của tỉnh; sự lãnh đạo chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành và chính quyền địa phương, công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Phú Yên được triển khai đồng bộ, kịp thời. Trong khoảng thời gian dài, Phú Yên chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Tuy nhiên, đến ngày 23/6/2021, Phú Yên ghi nhận các ca mắc bệnh Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng.
img_1660115771604_1660116742037.jpg
Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên phát biểu.

Ngay từ khi dịch bệnh khởi phát ở tỉnh, quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, tỉnh Phú Yên đã ban hành 2.569 văn bản phòng, chống dịch Covid-19 và thiết lập 8 chốt kiểm dịch ở các cửa ngõ ra vào của tỉnh, thành lập 03 cơ sở cách ly cấp tỉnh, 249 cơ sở cách ly cấp huyện. Thành lập 1.697 tổ Covid-19 cộng đồng với 8.167 thành viên, triển khai hoạt động chốt kiểm tra y tế liên ngành tại các điểm tiếp giáp với các tỉnh bạn, tại các nhà ga, bến xe, cảng hàng không. Các địa phương đã thiết lập 485 vùng/khu vực phong tỏa/cách ly. Ngoài ra, Phú Yên đã tổ chức thành công 30 chuyến xe miễn phí, đưa đón gần 17.000 công dân Phú Yên tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam về quê thực hiện phòng chống dịch an toàn.

img_7518.JPG
Đại diện Công an tỉnh Phú Yên báo cáo tham luận về công tác đảm bảo an ninh, trật tự và tham gia truy vết trong phòng, chống dịch Covid-19.

Để đáp ứng kịp thời công tác xét nghiệm Covid-19 và điều trị bệnh nhân, tỉnh Phú Yên đã lập thêm một cơ sở xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, năng lực xét nghiệm đã được nâng lên hơn 4.000 mẫu đơn/ngày, đáp ứng cơ bản nhu cầu xét nghiệm diện rộng trong thời gian dịch diễn biến phức tạp. Từ đầu năm 2020 đến ngày 23/6/2021 (tương ứng với 3 đợt dịch đầu của cả nước), toàn tỉnh phát hiện 27 ca mắc là các trường hợp công dân về từ vùng dịch, được cách ly y tế tập trung theo đúng quy định của ngành y tế, không có trường hợp ca nhiễm ngoài cộng đồng. Từ ngày 23/6/2021 đến ngày 30/6/2022 (tương ứng với đợt dịch thứ 4 của cả nước), toàn tỉnh ghi nhận 52.790 ca, trong đó điều trị khỏi 52.654 ca, còn 2 ca đang điều trị (1 ca điều trị tại cơ sở điều trị Covid-19, 1 ca chăm sóc, điều trị tại nhà) và có 134 trường hợp tử vong.

 

Không để dịch bùng phát trở lại 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Đào Mỹ nhấn mạnh: Từ quý IV/2021 đến quý I/2022, diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh có những diễn biến mới với sự xuất hiện của biến chủng Delta và sau đó là biến chủng Omicron có tốc độ lây lan nhanh, số ca nhiễm trong cộng đồng liên tục tăng mạnh ở nhiều địa phương, ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.
img_7522.JPG
Ông Đào Mỹ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên chủ trì hội nghị phát biểu.

Trước tình hình đó, các cấp, ngành trong hệ thống chính trị tiếp tục vào cuộc một cách mạnh mẽ, kịp thời, với quyết tâm cao nhất, trong triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo quốc gia và Ban Chỉ đạo, Trung tâm chỉ huy cấp tỉnh về phòng, chống dịch Covid-19 linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đặc biệt, sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa ngành Y tế với các cấp, các ngành đã xử lý hiệu quả các tình huống dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh theo từng cấp độ.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đánh giá cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, hoan nghênh các doanh nghiệp, người dân trong việc chủ động và chung tay ủng hộ công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, ghi nhận, cảm ơn và biểu dương những nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân đã chung tay đồng hành và tích cực ủng hộ trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19.
 
Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, ông Trần Hữu Thế cho biết: Đến nay, tình hình dịch Covid-19 tại tỉnh cơ bản đã được kiểm soát. Tuy nhiên, theo dự báo, tình hình dịch vẫn có diễn biến khó lường; các biến chủng mới tiếp tục xuất hiện làm cho dịch bệnh có thể phức tạp và nguy cơ gia tăng trở lại. Thời gian tới, các sở, ngành, cơ quan chức năng liên quan và chính quyền các cấp tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia. Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp phù hợp, trong phòng chống dịch; quyết liệt thực hiện ngăn chặn nguồn lây từ bên ngoài vào, không để lây chéo trong khu cách ly. Tiếp tục quán triệt quan điểm, tư tưởng chỉ đạo: “Đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết. Người dân là chủ thể, là trung tâm, chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân. Phòng dịch từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở; phòng dịch là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, phòng dịch tốt thì không phải chống dịch. Phòng, chống dịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tham gia của nhân dân. Tiêm vắc xin là quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, với bản thân, gia đình và cộng đồng”. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh; tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, không để dịch bùng phát trở lại. Thực hiện nghiêm, linh hoạt, hiệu quả 3 trụ cột phòng, chống dịch (xét nghiệm, cách ly, điều trị); công thức: 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác.
20220810_105419-1.jpg
Dịp này, hội nghị đã biểu dương, khen thưởng, trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bác sĩ Lê Hòa, Phó trưởng Khoa hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên tặng Bằng khen cho 90 tập thể, 124 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top