Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 15 tháng 7 năm 2018 | 13:4

Chưa tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Chính phủ đề nghị tăng thuế bảo vệ môi trường trên mỗi lít xăng tiêu thụ từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng, tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa thống nhất thông qua.

Nhiều “lăn tăn” trong việc tăng thuế bảo vệ môi trường

Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày, cơ quan điều hành đề nghị mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần 4.000 đồng/lít, tăng thêm 1.000 đồng/lít.

Dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít, tăng 500 đồng/lít.

Dầu mazut, dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít, tăng 1.100 đồng/lít. Mỡ nhờn tăng từ 900 đồng/kg lên mức trần 2.000 đồng/kg, tăng 1.100 đồng/kg.

Dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít, tăng 1.700 đồng/lít.

Đối với than đá, Chính phủ đề nghị, than antraxit tăng từ 20.000 đồng/tấn lên 30.000 đồng/tấn, tăng 10.000 đồng/tấn.

Than nâu, than mỡ, than đá khác tăng từ 10.000 đồng/tấn lên 15.000 đồng/tấn, tăng 5.000 đồng/tấn.

a1.jpg
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trình tờ trình của Chính phủ đề xuất tăng thuế môi trường đối với xăng dầu

 

Đối với dung dịch HCFC, bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC Chính phủ đề nghị tăng mức thuế đối với dung dịch HCFC từ 4.000 đồng/kg lên mức trần 5.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế:, đề nghị của Chính phủ là tăng mức thuế từ 40.000 đồng/kg lên mức trần 50.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg.

Thảo luận tại buổi họp, các đại biểu nêu băn khoăn về thời điểm, lộ trình, mục tiêu kiểm soát lạm phát, hiệu ứng xã hội… Một số ý kiến bày tỏ lo ngại về vấn đề tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu lên kịch khung. Chủ nhiệm Ủy ban Ðối ngoại của Quốc hội (QH) Nguyễn Văn Giàu cho rằng, xăng dầu là nguyên liệu thiết yếu, được sử dụng phổ biến trong sản xuất, lưu thông hàng hóa, phương tiện di chuyển của người dân. Việc tăng thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng này sẽ làm tăng giá hàng hóa tiêu dùng, ảnh hưởng đến xã hội. Từ đó ảnh hưởng đến tình hình kinh tế. Do vậy, cần cân nhắc việc điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường lên kịch trần khung cho phép, đề nghị chọn thời điểm phù hợp để Nghị quyết có hiệu lực thi hành.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, nếu như tăng một chút lạm phát mà tạo ra nguồn thu 15 đến 16 nghìn tỷ đồng để chi cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường là điều cần thiết. Tuy nhiên, Chủ tịch QH lưu ý, các cơ quan chức năng cần điều chỉnh tăng thuế, nhưng không làm tăng giá xăng dầu và tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Ðồng thời, yêu cầu các cơ quan tài chính, thuế, hải quan, quản lý thị trường phải tăng cường kiểm tra, giám sát đối với kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; thực hiện ổn định thị trường, giá cả trong nền kinh tế. Khi có nguồn thu tăng lên từ tăng thuế bảo vệ môi trường, cần tăng chi ngân sách cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường như ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, sạt lở bờ sông, bờ biển, kè cống thủy lợi, chống ngập, trồng rừng,…

Phân tích những ảnh hưởng xã hội thông qua luật, nhiều ý kiến cho rằng, về nguyên tắc sửa cả ba luật, nhưng để cho ý kiến thì rất lâu trong khi các dự án lại đang ách tắc. Do đó, dài hạn cần sửa luật, nhưng ngắn hạn cần có những giải pháp tình huống.

Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển khẳng định, hồ sơ sẽ giao Chính phủ chuẩn bị lại, thậm chí chuẩn bị lại cả dự thảo nghị định, Luật Ðầu tư công giao cho Ủy ban Tài chính sửa, nhằm bảo đảm sự thống nhất của ba luật, các cơ quan tham mưu, các bộ phối hợp Chính phủ về vấn đề này, để hồ sơ dự án chặt chẽ, đầy đặn hơn trước khi trình Ủy ban TVQH cho ý kiến vào tháng 8 tới.

Do còn nhiều ý kiến khác nhau, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị chưa biểu quyết thông qua Dự án Nghị quyết về Biểu thuế bảo vệ môi trường.

Ngăn chặn phế liệu ồ ạt vào Việt Nam

Vừa qua, tại cuộc họp về quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, những năm qua, nhu cầu nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu trong các ngành sản xuất thép, giấy, nhựa và xi măng có xu hướng gia tăng mạnh.

Tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu năm 2017 tăng gấp 2 lần so với năm 2016. Trong đó, khối lượng sắt, thép, nhựa, giấy và xỉ hạt nhỏ là những loại phế liệu có khối lượng tăng gấp 2-3 lần năm 2016. Đặc biệt, 5 tháng đầu năm 2018, khối lượng nhựa phế liệu nhập khẩu tăng đột biến gần gấp 2 lần so với cả năm 2017.

a2.jpg
Ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. Ảnh: Dantri.vn

 

Lý giải nguyên nhân, ông Thức cho rằng, từ đầu năm 2017 đến nay, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh trong sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu thu hút đầu tư,... kéo theo nhu cầu sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong nước tăng cao, doanh nghiệp trong nước tăng cường nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất. Phế liệu được các doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất có nguồn gốc từ rất nhiều nước khác nhau.

Ông Thức đánh giá: “Việc tồn đọng các container phế liệu nhập khẩu tại các cảng biển đang là mối quan tâm lớn của dư luận, xã hội và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cảng, làm chậm lưu thông hàng hóa. Việc này cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hãng tàu, làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp”.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, ngay sau cuộc họp này, bộ sẽ hoàn thiện báo cáo Chính phủ về thực trạng, tình hình sử dụng phế liệu của những nước trong khu vực và tình hình nhập khẩu phế liệu của Việt Nam.

Về những việc cần làm ngay, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, cần có cơ chế trao đổi thông tin liên quan đến nhập khẩu phế liệu giữa Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ông Hà đề nghị các cơ quan liên quan phải có văn bản thông báo rõ với các hãng tàu khi vận chuyển phải có đầy đủ thông tin, hồ sơ liên quan đến phế liệu nhập khẩu, nếu không hãng tàu phải chịu trách nhiệm. Các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nếu xây dựng kho bãi, bảo quản cần đảm bảo về môi trường, công nghệ xử lý tiên tiến thì mới được nhập khẩu.

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đề nghị Chính phủ xem xét đối với những chủng loại hàng hóa mà hiệu quả thấp, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì cần loại bỏ. Những doanh nghiệp, các lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam không chứng minh được việc có giấy phép nhập thì cương quyết không cho nhập.

“Phế liệu không có giấy phép, không rõ người nhận thì dứt khoát không cho nhập. Chúng tôi sẽ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải kiên quyết không cho dỡ hàng” - ông Hà cương quyết.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, trong thời gian tới Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tìm ra giải pháp căn cơ để ngăn chặn tình trạng nhập khẩu phế liệu ồ ạt vào Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bức xúc về chuyện cá chết ở Hồ Tây

Sở Xây dựng vừa gửi báo cáo UBND thành phố Hà Nội về tình trạng cá chết tại Hồ Tây trong những ngày vừa qua.

Theo đó, nguyên nhân ban đầu của hiện tượng cá chết hàng loạt hai ngày 8 và 9/7 được Sở Xây dựng cho là do nắng nóng trên địa bàn lên đỉnh điểm, có ngày hơn 40 độ C, đến ngày 7/7, mưa giông xuất hiện giữa trưa làm nhiệt độ thay đổi đột ngột. 

Lượng cá chết chủ yếu là loại cá nhỏ bề mặt như cá mương (thầu dầu) đang vào mùa sinh sản, có mật độ cao và sức chịu đựng yếu. 

Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thấy lo lắng khi những vấn đề môi trường đang diễn ra xấu ở Cát Bà, Đà Nẵng và nhiều khu vực khác.

"Chúng ta cần phải quan tâm đến từng quan tâm đến cọng rác trên đường xử lý thế nào, chúng ta làm môi trường thì chúng ta quản lý chứ không thể bảo rác rưởi, nước thải của Bộ Xây dựng… Như ở Hồ Tây cá chết hàng loạt, các đồng chí phải trả lời được câu hỏi vì sao?", Bộ trưởng đặt câu hỏi.

a3.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh Tuoitre.vn

 

"Bởi vì các đồng chí không nắm được gì cả", Bộ trưởng trả lời.

Các đồng chí nghĩ là việc của Hà Nội, hiện nay, Hồ Tây đã giao cho Hà Nội nhưng rõ ràng với trách nhiệm là cơ quan môi trường, các đồng chí không có biện pháp, đưa ra được phương án xử lý như thế nào? Không thể nào là khi phát hiện cá chết mới đi tìm nguyên nhân như ở Fomosa được. Nên là tất cả cái gì về môi trường thì chúng ta đều phải quan tâm, xử lý", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

 

"Đứng trước tình hình môi trường luôn xảy ra các sự cố, đến nay chỉ số PAPI từ 44% xuống còn 77% cho thấy công tác quản lý, thanh tra kiểm tra còn chưa tốt vì vậy chúng ta cần có sự thay đổi lớn nếu không cứ theo tình hình này thì năm 2018 sẽ thấp hơn", Bộ trưởng nhấn mạnh.

 

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top