Hơn 10 ngày qua, do ảnh hưởng của mưa lớn và lũ rừng ngang đổ về, nhiều xã thuộc địa bàn Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã xảy ra tình trạng ngập úng. Nghiêm trọng hơn lưu lượng nước cực lớn khiến tuyến đê dọc sông Bùi có thể vỡ bất cứ lúc nào.
Thức trắng đêm để hộ đê
Mưa lớn kéo dài từ ngày ngày 18/7 đến 31/7 gây ngập lụt đã tác động lớn đến đời sống nhân dân tại huyện Chương Mỹ, tại đây có nơi ngập sâu lên đến vài mét, nhiều tuyến đường giao thông liên xã, liên huyên bị “tê liệt” phương tiện di chuyển chủ yếu là thuyền, xuồng. Rác thải từ các bãi tập kết chưa được xử lý trôi theo dòng nước lũ, bủa vậy nhà cửa, làng mạc tạo nên mùi hôi thối khó chịu, nguy cơ bùng phát dịch bệnh khá cao. Không điện, không nước sạch khiến cuộc sống của người dân tại đây bị đảo lộn.
Ghi nhận của phóng viên ngày 31.7 tại các xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ… của huyện Chương Mỹ Hà Nội Đa phần hoa mầu của người dân bị ngập úng, đồ đạc, tài sản có giá trị, vật nuôi, gia súc, gia cầm được bà con chuyển đến các nơi an toàn. Đặc biệt tại xã Nam Phương Tiến do mực nước dâng quá cao chính quyền địa phương đã khẩn trương di dời người già, trẻ nhỏ ra khỏi vùng nguy hiểm.
Chia sẻ với phóng viên Chị Nguyễn Thị Nhung (người dân xã Nam Phương Tiến) buồn bã cho biết: “Mấy hôm đầu mước lên gia đình chị cũng đã chuẩn bị khá nhiều từ rau, thịt. Tuy nhiên nhà 4 người lại có trẻ nhỏ nên như thế là không đủ. Thêm vào đó, nước lũ dâng cao khiến bếp nhà chị không thể nấu được nữa. Đành phải dùng mỳ tôm trong mấy ngày hôm nay. Nhiều đêm rồi không được ngủ ngon, thi thoảng giật mình nghe ngóng xem tình hình đê có vỡ không”.
Có mặt tại hai tuyến đê dọc sông Bùi (đê tả Bùi, đê hữu Bùi) nơi đang là điểm nóng của địa bàn Huyện Chương Mỹ về tình trạng vỡ, tràn đê do mưa lũ gây ra. Lực lượng công an, bộ đội, dân quân tự vệ đã có mặt từ sáng sớm để hỗ trợ những hộ dân bị ngập lụt, mỳ gói, nước sạch, thuốc men được đưa tới tận tay người dân.
Những đoạn đê thấp, xung yếu được lực lượng chức năng cùng người dân huyện Chương Mỹ nhanh chóng gia cố bằng cách chồng các bao cát lên với nhau, khoảng trống giữa các bao cát được lèn chặt và xếp khít vào với nhau, không tạo khe hở cho nước tràn qua. Nhiều vật liệu thiết yêu phục vụ cho công tác hộ đê liên tục được chuyển đến như bao tải, cát.
Người dân tại đây cho biết. “ một tuần trở lại đây nước dâng cao quá, lo sợ cho nhà cửa làng mạc, chúng tôi phải thức trắng cả đêm để hộ đê”.
Trao đổi với phóng viên lãnh đạo của UBND Huyện Chương Mỹ cho biết “ Gia cố đê bằng bao cát là biện pháp tạm thời nếu tình hình diễn biến xấu thì phải khẩn trương di dời các hộ dân đến nơi an toàn”
Hơn 1.812ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại
Qua quan sát của phóng viên ngày 1.8 mực nước tại khu vực đê tả Bùi đã ổn định (nước rút hơn 15cm), tuy nhiên theo đánh giá của ngừoi dân nơi đây thì tình hình này vẫn chưa ổn vì nước rút khá chậm.
Theo thống kê sơ bộ của huyện ủy Chương Mỹ, Hà Nội tình hình thiệt hại tính đến ngày 31/7: Hơn 1.812 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại, 12km đê, hồ, đập bị sạt lở, 35 cầu cống bị hư hỏng, 3.200m đường giao thông nông thôn bị hư hỏng, 3.629 hộ dân bị ngập nước, Diện tích nhà ở bị đổ sập 170m2, 2.771 hộ bị nước ngập vào nhà từ 0,5 đến 2m, 5.167 người phải đi sơ tán, 550 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, 700 người mắc bệnh về da.
Trong cùng diễn biến, tại phiên họp Chính phủ ngày 1/8 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo thành phố Hà Nội cần có biện pháp mạnh mẽ hơn trong tháo gỡ khó khăn cho người dân trong vùng bị ngập, lụt. Đặc biệt, thành phố cần chú ý làm tốt hơn nữa việc xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực bị úng ngập để đảm bảo sức khỏe người dân.
Trao đổi về vấn đề này với báo chí Ông Nguyễn Văn Phong Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khuyến cáo, “diễn biến thời tiết còn nhiều phức tạp, chính quyền cần tuyên truyền, hướng dẫn người dân cần chủ động di chuyển về người, tài sản đề phòng khi có tình huống nước tiếp tục dâng cao xảy ra để hạn chế thấp nhất thiệt hại”.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.