Chiều ngày 21/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã chủ trì Phiên họp lần thứ 9, Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường các tỉnh miền Trung, tại trụ sở Chính phủ.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến nay đã ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách đóng mới tàu cá cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng do sự cố môi trường. Tổng số kinh phí đề xuất bổ sung phạm vi, đối tượng thiệt hại của địa phương theo công văn của Bộ NN&PTNT là 563,1 tỷ đồng. Điều động lực lượng kiểm ngư 3 đợt hỗ trợ và phối hợp với 4 tỉnh tăng cường tuần tra, giám sát, vận động ngư dân không khai thác hải sản tầng đáy trong vùng biển 20 hải lý trở vào bờ.
Tính đến ngày 18/8/2017, các tỉnh đã cơ bản hoàn thành chi trả bồi thường thiệt hại cho người dân là 5.946 tỷ đồng (đạt 94,3% số tiền thiệt hại và 90,3% số tiền tạm cấp). Hiện cả 4/4 tỉnh đều chưa chi trả hết tiền bồi thường (còn lại khoảng 5%) là do đối tượng được bồi thường không có mặt ở địa phương.
Về kết quả xử lý hải sản lưu kho, tính đến nay theo báo cáo của các tỉnh, tổng số hải sản lưu kho tại 4 tỉnh là 11.751 tấn, tăng 6.382 tấn, gấp 2,2 lần so với báo cáo của Bộ Y tế ngày 8/11/2016 (5.369 tấn). Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thế Phương bày tỏ băn khoăn “không hiểu nguyên nhân vì sao theo báo cáo của địa phương thì càng về sau số hải sản tồn kho lại cứ tăng lên gấp 2,2 lần, mặc dù đã có nhiều đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương vào các tỉnh kiểm tra?”.
Trên cơ sở đó, Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo giao Bộ Công Thương khẩn trương tổ chức đoàn công tác liên bộ kiểm tra để kiểm chứng hải sản tồn kho phát sinh của 4 tỉnh so với số báo cáo ban đầu của Bộ Y tế ngày 8/11/2016.
Đối với dự án hỗ trợ đóng mới 400 tàu cá cho ngư dân, Bộ NN&PTNT đề xuất không thực hiện dự án vì đề xuất của các địa phương là dành kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá cho cộng đồng ngư dân ven biển được hưởng lợi chung, đến nay số tàu cá khai thác xa bờ đã đạt theo quy hoạch, người dân các tỉnh thắc mắc vì cho rằng không công bằng…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, đến nay, việc bồi thường thiệt hại cơ bản đã xong, bây giờ chỉ còn tồn đọng do một số vấn đề phát sinh như tổng hợp lại đối tượng và phạm vi còn tồn đọng, gần 600 tỷ đồng mà thôi. Sau khi đoàn kiểm tra liên ngành trở về, chúng ta sẽ xử lý dứt điểm vấn đề này.
Sau khi nghe ý kiến các bộ, ngành, địa phương phát biểu, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh: Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương thì việc bồi thường và hỗ trợ cho bà con bị thiệt hại do sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung về cơ bản đã hoàn thành. Số bà con chưa nhận được bồi thường do bà con không có mặt ở địa phương và vướng mắc một số thủ tục khác mà thôi.
Bên cạnh đó, các địa phương vừa khắc phục sự cố cũng đã quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, hướng dẫn bà con trong việc sử dụng có hiệu quả tiền hỗ trợ của Nhà nước, tiền đền bù thiệt hại khắc phục sự cố môi trường, du lịch biển các tỉnh được mùa, Chính phủ không giữ đồng nào tiền đền bù mà đưa về cho địa phương sử dụng sao cho hiệu quả. Môi trường biển đã an toàn để bà con yên tâm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn 4 tỉnh miền Trung, nhất là các huyện ven biển cơ bản ổn định, nhân dân đã không nghe các phần tử xấu kích động, lôi kéo. Công ty Formosa đã khắc phục cơ bản các lỗi vi phạm, bước đầu sản xuất thép để xuất khẩu. “Chúng ta vẫn tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động của Formosa, nếu có vi phạm chúng ta kiên quyết xử lý. Đồng thời, giám sát chặt chẽ lò cao số 2, khi hoạt động không được xảy ra sự cố nào”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ.
Đề nghị các bộ, ngành tiếp tục thực hiện Kết luận 12 và 349, chúng ta khẳng định bồi thường cơ bản đã xong, một số tồn đọng sẽ giao cho Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết tiếp trong thời gian tới. Kiên quyết không mở rộng phạm vi và đối tượng được bồi thường, hỗ trợ.
Việc số hải sản tồn kho theo báo cáo của địa phương ngày càng tăng, nếu đúng thì bồi thường cho bà con, muốn vậy phải chứng minh rõ ràng, minh bạch, căn cứ nguồn gốc theo hướng dẫn của bộ, ngành, được cộng đồng xác thực chứ không thể mua gom ở đâu đó mang về để kê khai nhận đền bù, hỗ trợ. Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ giao Bộ Công Thương vào kiểm tra thực tế trong tháng 8/2017, cùng Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về kết quả kiểm tra của mình.
Bên cạnh đó, cần tiến hành khảo sát lại một lần nữa môi trường biển tại 4 tỉnh bị sự cố, nếu ở nơi nào môi trường biển bị huỷ hoại mà chưa được tái tạo hoặc tái tạo chậm thì cần khôi phục lại ngay, việc này giao cho đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT trực tiếp thực hiện.
“Mọi hoạt động phải công khai, minh bạch, dân chủ với sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng và cấp trên, kiên quyết không để sót lọt các đối tượng chính đáng được hưởng, đồng thời cũng không được để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong quá trình đền bù, hỗ trợ cho người bị thiệt hại”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng cho rằng, có thể xem xét kiến nghị của Bộ NN&PTNT về việc không hỗ trợ ngư dân đóng thêm tàu khai thác hải sản xa bờ bởi số lượng tàu đã vượt quy hoạch, số tiền này các tỉnh xem xét đầu tư phát triển các công trình phục vụ cho nghề cá của địa phương.
Bộ TT&TT và các cơ quan thông tin đại chúng cần mở đợt tập trung tuyên truyền về việc đã cơ bản thực hiện xong đền bù, hỗ trợ người dân 4 tỉnh miền Trung bị thiệt hại do sự cố môi trường, đời sống người dân đã chuyển biến tích cực, vạch mặt những đối tượng gây rối, kích động nhân dân, chống đối chính trị. Đề nghị các tổ chức chính trị-xã hội cần vận động, thuyết phục nhân dân và hội viên của mình chấp hành pháp luật, tích cực có nhiều đóng góp để xây dựng quê hương giàu mạnh.
Lê Sơn/Chinhphu.vn
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.