Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 28 tháng 7 năm 2021 | 10:6

Cơ cấu Chính phủ gồm 27 thành viên, có 4 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng

Với 479/479 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng 28/7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

bieu-quyet-sl-thanh-vien-cp.jpg

Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Theo Nghị quyết được thông qua, cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có 27 thành viên, gồm: Thủ tướng Chính phủ; 4 Phó Thủ tướng Chính phủ; 18 Bộ trưởng các bộ; 4 Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

4 Phó Thủ tướng Chính phủ dự kiến phân công chỉ đạo các lĩnh vực sau: (1) Ngoại giao và hội nhập quốc tế, xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy, tôn giáo, dân tộc; (2) Kinh tế tổng hợp và thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; (3) Kinh tế ngành; (4) Khoa giáo-Văn xã.

18 thành viên Chính phủ là Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Lao động-Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế.

4 thành viên Chính phủ là Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

  • Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    1. Năm 2023 đã qua đi trong niềm vui và sự tự tin.

Top