Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 9 năm 2021 | 18:59

Có giấy đi đường mã QR Code, người dân Đà Nẵng chỉ mất 5 giây để qua chốt

Ngày 6/9, Đà Nẵng bắt đầu triển khai kiểm soát người dân tham gia giao thông thông qua giấy đi đường có mã QR Code. Mỗi lượt kiểm tra chỉ mất khoảng 5 giây nên không xảy ra ùn tắc.

7-9.png
Giấy đi đường cấp cho phóng viên của cơ quan báo chí.

 

Từ ngày 4/9, các sở, ngành và UBND quận, huyện, phường (xã) ở Đà Nẵng chính thức cấp giấy có mã QR cho công nhân, công chức, viên chức đi đường, đến nơi làm việc.
 
Ông Trần Ngọc Thạch, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng, cho biết, từ 8h ngày 5/9, Đà Nẵng giám sát người dân thực hiện quy định phòng, chống dịch Covid-19 theo các vùng khác nhau.
 
Đáng chú ý trong quy định này là chính quyền thành phố cho phép một số lĩnh vực hoạt động trở lại. Công nhân, công chức, viên chức... được cấp giấy có mã QR để đi đường trong thời gian thành phố tiếp tục giãn cách xã hội.
 
Do đó, việc áp dụng cấp giấy đi đường trực tuyến sẽ tránh được tình trạng người dân tập trung đến các công ty, cơ quan, công sở.
 
Đăng ký giấy đi đường bằng cách nào?
 
Khoảng 14h hàng ngày, Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng sẽ cập nhật bản đồ dịch tễ Covid-19 trên địa bàn chia theo các vùng khác nhau gồm: xanh, vàng, đỏ.
 
Người dân, doanh nghiệp truy cập bản đồ dịch tễ này để biết mình đang ở vùng nào, từ đó có thể đăng ký giấy đi đường. Nếu người dân ở vùng đỏ thì phải thực hiện nghiêm quy định "ai ở đâu ở yên đó". Còn những trường hợp cư trú ở vùng vàng và xanh sẽ được đăng ký giấy đi đường.
 
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động được phép theo quy định được cấp giấy đi đường QR code, đăng ký trực tuyến tại địa chỉ https://giaydiduong.danang.gov.vn.
 
Cơ quan có thẩm quyền được phân công phê duyệt, cấp giấy đi đường QR code tại địa chỉ https://eticket.danang.gov.vn.
 
Sau khi đăng nhập vào 2 địa chỉ trực tuyến trên, người đăng ký cần kê khai đầy đủ, trung thực các thông tin cá nhân, vùng cư trú, đơn vị công tác, mục đích ra đường...
 
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy đi đường QR code thì các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản đã đăng ký tự in giấy đi đường và gửi cho người sử dụng. Tất cả những quy trình đăng ký này chỉ diễn ra khoảng 5 phút.
 
Đơn vị nào cấp giấy đi đường?
 
Ông Thạch cho biết tại Đà Nẵng, thẩm quyền cấp giấy có mã QR được phân cho nhiều sở, ngành, UBND các quận, huyện và phường, xã. Các cơ quan, đơn vị nói trên căn cứ vào ngành, nghề và đối tượng quản lý để cấp giấy đi đường cho người dân.
 
Ví dụ, những người công tác trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, thông tin và truyền thông thì đăng ký xin giấy đi đường rồi gửi cho Sở Thông tin và Truyền thông. Sau khi thẩm định, sở này sẽ phản hồi việc xin giấy đi đường có được đồng ý hay không.
 
Nếu hồ sơ đăng ký đảm bảo, đúng tiêu chuẩn thì khoảng ít phút sau, hệ thống trực tuyến sẽ tự động gửi cho người dân giấy đi đường theo mẫu quy định qua email.
 
Hoặc người dân muốn ra đường trong các trường hợp cấp bách, cần thiết như đến ngân hàng, mua tạp hóa... thì đề nghị UBND xã, phường cấp giấy.
 
UBND phường, xã là đơn vị cấp giấy đi đường (cả trực tiếp lẫn trực tuyến) cho chủ cửa hàng tạp hóa; các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng và dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa điện, nước dân sinh; các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống trong vùng xanh...
 
Đối với người làm việc tại các cơ quan, công sở Nhà nước; đơn vị cung cấp dịch vụ công ích, thủ trưởng các cơ quan, công sở Nhà nước phê duyệt, cấp, in giấy đi đường QR code, gửi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo thẩm quyền.
 
 
 
Hồ Cường
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top