Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 25 tháng 12 năm 2019 | 16:20

Có một “Đà Lạt thu nhỏ” ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Cách thành phố Huế khoảng 70km về phía tây, có độ cao trung bình 600 - 800m so với mặt nước biển và với khí hậu mát mẻ, trong lành, huyện A Lưới được ví như Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam. Tại đây, mỗi người được trải nghiệm cuộc sống cực kỳ thú vị.

A Lưới nằm trên dãy Trường Sơn bao la hùng vĩ, được thiên nhiên ban tặng nhiều danh thắng tuyệt đẹp mà ít nơi nào có được.

Dẫn đầu trong niềm tự hào của A Lưới phải kể đến là rừng, bởi lẽ cùng với những vùng núi Thừa Thiên - Huế, huyện miền núi này được xem là “một trong 200 vùng sinh thái quan trọng nhất về đa dạng sinh học trên toàn cầu”.  

Thảm rừng nguyên sinh ở đây trải dài đến 30km (kéo đến tận huyện Giàng của tỉnh Quảng Nam). Với khu rừng già nguyên sinh bao gồm nhiều dãy rừng còn khá nguyên vẹn có diện tích 3.000 ha và nhiều hệ động thực vật quý hiếm nơi đây rất thuận lợi trong việc đi lại tham quan, nghiên cứu.

Với địa hình đồi núi, tại A Lưới có nhiều thác nước lôi cuốn lòng người. Người dân tại đây tự hào về dòng Thác A Nôr và thường ví nó như áng tóc trữ tình giữa đại ngàn Trường Sơn. Nét đẹp trữ tình tại đây được tạo nên bởi 3 thác nước liên hoàn, cao 8m, 60m và 120m; bên cạnh đó vẻ hoang sơ, mát dịu luôn tạo cho người ta cảm giác trong lành, tươi mát đến lạ thường.

Những dòng suối khác như Suối Pâr Le, xã Hồng Hạ; Suối A Lin, xã Hồng Trung; Suối nước nóng A Roàng... cũng với nét đẹp hùng vĩ, hoang sơ đã thu hút rất nhiều người có sở thích mạo hiểm hoặc gần gủi thiên nhiên.

 

 A Lưới có nhiều tiềm năng cho việc phát triển du lịch từ thiên nhiên, từ con người, từ văn hóa.
A Lưới có nhiều tiềm năng cho việc phát triển du lịch từ thiên nhiên, từ con người, từ văn hóa.

 

Huyện A Lưới là nơi hội tụ những sắc màu văn hóa của 5 dân tộc anh em Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu, Pa Hy và Kinh. Các lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn văn hoá và tín ngưỡng của các sắc tộc thiểu số như: Lễ A riêu Car, lễ A riêu ADa, lễ A Riêu Piing... các loại hình văn nghệ dân gian, các làn điệu dân ca như hát Kâr lơi, Ba boih, Cha chấp, Xiềng… mang âm hưởng, hơi thở của núi rừng Trường Sơn.

Những ngôi nhà sàn như nhà Gươl của dân tộc Cơ Tu, nhà Rông của dân tộc Tà Ôi, nhà Dài của dân tộc Pa Cô được xây dựng từ chất liệu chính là gỗ, tre, nứa, tấm lợp lá cọ ngoài thoáng mát còn mang đến cho mỗi người sự thư thái trong tâm hồn bởi mối giao hoà giữa con người và thiên nhiên như được hoà quyện vào nhau.

A Lưới đã tạo ra được nhiều sản phẩm nông sản mang thương hiệu của địa phương mình. Qua nhiều kênh thông tin khác nhau, những sản phẩm Nếp Than, gạo Radư, ớt Hồng Thủy, chuối A Lưới… đã nổi tiếng khắp nơi.

Năm 2017, ghi nhận những giá trị độc đáo trong nghề dệt zèng (thổ cẩm) của đồng bào Tà Ôi, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận đây là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Mới đây, theo Quyết định số 4582/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lễ hội Lễ hội Aza Koonh (Mừng lúa mới) của người Pa Cô, huyện A Lưới cũng đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Từ những lợi thế ấy huyện A Lưới đang tập trung phát triển đa dạng các hình thức trải nghiệm mang sắc thái riêng của địa phương này mà điển hình là “Một ngày làm già làng Pa Cô”, tìm hiểu cuộc sống thường nhật của người dân, thưởng thức ẩm thực truyền thống của địa phương, tham gia các trò chơi dân gian, chương trình lửa trại giao lưu cộng đồng…

Tính đến thời điểm hiện tại huyện A Lưới đã có 05 mô hình du lịch sinh thái gắn với cộng đồng: Làng văn hóa du lịch cộng đồng Thôn A Ka1, xã A Roàng; Làng văn hóa du lịch cộng đồng Thôn A Hưa, xã Nhâm; Làng du lịch sinh thái Việt Tiến, xã Hồng Kim, Tổ hợp tác du lịch suối Pâr le - homestay Hồng Hạ, Homestay Hương Danh.

 

Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch trong thời gian qua là chưa thực sự tương xứng với tiềm năng ấy.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch trong thời gian qua là chưa thực sự tương xứng với tiềm năng ấy.

 

Chia sẻ trên tài khoản facebook, zalo cá nhân của mình, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới đã nhiều lần đề cập đến vấn đề du lịch của địa phương.

Vị chủ tịch nhiều tâm huyết của huyện A Lưới cho rằng, ngành du lịch của địa phương này đã có những bước phát triển rõ rệt và rất đáng khích lệ. Sự phát triển du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; quảng bá hình ảnh văn hoá, con người A Lưới; tuy nhiên, sự phát triển này chưa xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Theo đó, ông Hùng cho rằng muốn phát triển du lịch nơi đây cần phải tập trung khắc phục một số việc cơ bản trước mắt: Về dịch vụ lưu trú; Về dịch vụ ăn uống và ẩm thực; Về bảo tồn nghề truyền thống; Về các điểm du lịch sinh thái.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

  • Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Thường trực Tỉnh Hội, Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ngãi vừa trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk 180ml cho 35 cháu học sinh điểm trường thôn Tà Vay thuộc trường mầm non Đăk Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây.

Top