Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 12 năm 2017 | 10:33

Công ty CP Trung Thành: Công bố dự án hoàn thiện công nghệ thiết bị chế biến sau cao lanh Lâm Đồng

Sáng 22/12, tại TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng), Viện nghiên cứu Sành sứ - Thủy tinh Công nghiệp (Bộ Công thương) phối hợp với Công ty CP Trung Thành tổ chức Hội thảo công bố dự án sản xuất thử nghiệm cấp Quốc gia về “Hoàn thiện công nghệ thiết bị chế biến sau cao lanh Lâm Đồng làm nguyên liệu dùng trong công nghiệp sản xuất gốm sứ và sơn”.

Các đại biểu đến dự hội thảo

Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, Viện nghiên cứu Sành sứ - Thủy tinh Công nghiệp, các chuyên gia Công ty Argeco - Cộng hòa Pháp, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Trung Thành, các chuyên gia của Cộng hòa Pháp...

Ông Cao Minh Hòa, Chủ tich HĐQT - Tổng giám đốc Công ty CP Trung Thành phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Cao Minh Hòa, Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Công ty CP Trung Thành cho biết, sau hơn 20 năm thành lập, Công ty đã có bước phát triên lớn cả về quy mô, năng lực, thương hiệu. Lợi nhuận hàng năm luôn đạt mức tăng trưởng cao. Bộ máy quản lý điều hành ngày càng được củng cố, hoàn thiện; trang thiết bị, máy móc được đầu tư hiện đại hóa và đồng bộ, năng suất lao động không ngừng được cải thiện mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, công ty có 1 chi nhánh, 9 công ty con phân bố ở nhiều tỉnh thành khác nhau, hoạt động trong các lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; thi công xây dựng hạ tầng cơ sở, công trình giao thông.

“Dự án nói trên thuộc chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm Quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2025 để thực hiện đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng”. Mục tiêu của dự án là nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, thay thế hàng nhập khẩu với giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu về số lượng và thời gian cung cấp tối ưu nhất”, ông Hòa cho biết thêm.

Được biết dự án chế biến cao lanh Lâm Đồng có quy mô 150.000 tấn sản phẩm/năm. Thời gian thực hiện từ năm 2018-2020 từ ngân sách nhà nước và Công ty CP Trung Thành với mục tiêu hoàn thiện công nghệ thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao dây chuyền chế biến cao lanh theo công nghệ tuyển lọc, xử lý hóa học, sản xuất mêta cao lanh. Các sản phẩm sự kiến sản xuất sau cao lanh gồm cao lanh để sản xuất sơn, cao lanh để sản xuất sứ vệ sinh, cao lanh để sản xuất gạch ốp và lát.

Theo đại diện Viện nghiên cứu Sành sứ - Thủy tinh Công nghiệp, kết quả nghiên cứu sơ bộ cao lanh Lâm Đồng phân tích các thành phần về nhiệt, thành phần hóa học, khoáng vật, phân bổ cỡ hạt, tuyển lọc, xử lý hóa học, sản xuất mêta cao lanh thử nghiệm, thử nghiệm sản phẩm trong sản xuất đều đạt kết quả. Trong đó thử nghiệm sản phẩm trong sản xuất gạch men tại Công ty gạch men Hucera có kết quả hàm lượng sử dụng trong men là 35%; so với cao lanh nhập khẩu từ Bulgari, Trung Quốc đều cho kết quả đạt chất lượng, bề mặt men sáng bóng, không bị châm kim...

TS. Nguyễn Văn Trí, chuyên gia ứng dụng của Công ty Argeco giới thiệu về ứng dụng mêta cao lanh

Ngoài ra, tại hội thảo TS. Nguyễn Văn Trí, chuyên gia ứng dụng của Công ty Argeco giới thiệu về ứng dụng mêta cao lanh trong ngành xây dựng tại Pháp, châu Âu và các nước trên thế giới cũng như giới thiệu công nghệ flash dùng trong sản xuất mêta cao lanh và việc chuyển giao công nghệ cho đối tác.

Ông Nguyễn Huy Hoàn, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ phát biểu

Ông Nguyễn Huy Hoàn, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công thương) cho biết, cao lanh được sử dụng trong ngành công nghiệp giấy, cao su, chất dẻo, vật liệu xây dựng, hóa chất, sơn. Việt Nam là một trong các quốc gia có trữ lượng cao lanh đáng kể với đặc trưng phân bố thành các mỏ nhỏ khắp các địa phương từ Bắc vào Nam với chất lượng thấp do chứa nhiều sắt và titan. Hiện nay ở Việt Nam, công nghệ chế biến cao lanh ở các doanh nghiệp khai thác và chế biến cao lanh nhìn chung còn lạc hậu chỉ dừng ở chế biến sơ bộ (sàng, lọc phân loại thô) để thu các sản phấm cao lanh thô bán ra thị trường với chất lượng các sản phẩm cao lanh còn chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt đối với dòng sản phẩm cao lanh cao cấp để làm nguyên liệu sản xuất gốm sứ cao cấp và sơn, gây lãng phí về tài nguyên. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị cao lanh cần phải có công nghệ chế biến, Bộ Công Thương đã phê duyệt và giao Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp chủ trì, phối hợp Công ty Cổ phần Trung Thành thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện công nghệ, thiết bị chế biến sau cao lanh Lâm Đồng làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất gốm sứ và sơn” bắt đầu từ năm 2018 thuộc Đề án đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025. Với sự hỗ trợ một phân kinh phí từ ngân sách nhà nước để hoàn thiện công nghệ và sự đồng lòng, quyết tâm đầu tư của Công ty Cổ phần Trung Thành trong việc ứng dụng công nghệ, thiết bị mới, tiên tiến, cùng với kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật công nghệ tiên tiến về chế biến sâu quặng cao lanh mà các chuyên gia của Viện Nghiên cứu sành sứ thủy tinh công nghiệp đã tích lũy được cộng với thiết bị và công nghệ tiên tiến chế biến mêta cao lanh của Công ty Argeco - Cộng hoà Pháp sẽ được chuyển giao trong quá trình thực hiện dự án.

“Tôi tin tưởng rằng công nghệ chế biến quặng cao lanh của Công ty CP Trung Thành sẽ được đổi mới và hoàn thiện hơn, cho phép cung cấp ra thị trường nhiều loại sản phẩm với chất lượng tốt, ổn định, đáp ứng yêu cầu của khách hàng sử dụng mà sản phẩm cao lanh phục vụ yêu cầu làm nguyên liệu sứ dân dụng cao cấp và sơn là một trong số đó. Ngoài 2 sản phấm cao cấp nêu trên, khi ứng dụng công nghệ chế biến của dự án, công ty còn có các loại sản phẩm đáp ứng các nhu cầu khác như: làm nguyên liệu trong sản xuất sứ vệ sinh, sản xuất gạch ốp và lát phù và cát nguyên liệu hợp tiêu chuẩn TCVN 6301 I 1997, nhờ đó, nâng cao tỉ lệ thu hồi các thành phần có ích, giảm tổn thất tài nguyên khoáng sản của đất nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty”, ông Hoàn nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Lâm Đồng tặng lẵng hoa chúc mừng Công ty CP Trung Thành

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã thảo luận, trao đổi và tìm hiểu rõ hơn về các nội dung có liên quan đến dự án đổi mới, ứng dụng công nghệ và thiết bị chế biến cao lanh tiên tiến, về chất lượng của các sản phẩm cao lanh và đặc biệt là sản phẩm cao lanh cho sứ dân dụng cao cấp và sơn của Công ty Cổ phần Trung Thành sau khi được đầu tư đổi mới, hoàn thiện công nghệ; từ đó, làm cơ sở cho sự hợp tác tốt hơn trong tương lai./.

Minh Tuấn – Quốc Hùng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top