Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 6 năm 2017 | 8:33

Công ty TNHH Lâm nghiệp Bình Thuận: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”

KTNT - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận tiền thân là Công ty Lâm sản Phan Thiết. Trong quá trình hình thành và phát triển, dù trải qua vô vàn khó khăn và thách thức nhưng tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên đã không ngừng phấn đấu, gây dựng công ty từng bước đứng vững, phát triển ổn định như hôm nay.

Cán bộ, công nhân viên công ty trong lễ trồng rừng 2017.

Ngày đầu gian khó

Đầu năm 1997, Chính phủ có chủ trương hạn chế khai thác gỗ từ rừng tự nhiên và xuất khẩu gỗ phải qua gia công chế biến. Dự báo, khi nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, thì gỗ rừng trồng sẽ là nguồn thay thế như những nước phát triển đang áp dụng. Chính vì vậy, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận đã đề ra chiến lược đầu tư kinh doanh gỗ rừng trồng. Bắt đầu từ dự án trồng rừng tại huyện Hàm Thuận Nam.

Trải qua bao năm mày mò tìm kiếm, thử nghiệm nhiều loại cây trồng thích hợp; cải tạo đồng ruộng, khai hoang đất, tìm nguồn vốn, huy động vốn đầu tư…, công ty đã hợp tác với các đối tác trồng trên 8.000ha rừng, trong đó có khoảng 2.500ha keo lai, 3.500ha bạch đàn và khoảng 2.000ha cao su; gỗ rừng trồng đưa vào khai thác bình quân mỗi năm trên 500ha tại các địa bàn Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình.

Đến cuối năm 2015, thực hiện Quyết định số 3616/QĐ-UBND ngày 16/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc hợp nhất hai doanh nghiệp Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hàm Tân thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận với tư cách pháp nhân mới  đã giúp sức mạnh về nguồn lực của doanh nghiệp tăng lên rõ rệt, từ việc huy động được nguồn vốn, thị trường và đối tác cùng với quy mô rừng trồng lớn hơn, với trên 18.000ha đất lâm nghiệp, trồng hơn 10.000ha rừng, hàng năm trồng mới, khai thác gần 1.000ha.

Sẵn sàng hội nhập

Có được những thành quả như  hôm nay là nhờ sự chỉ đạo và giúp đỡ tận tình của lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành hữu quan cùng lãnh đạo các huyện, thị, thành phố trong tỉnh; cũng như sự nhạy bén, chuyển hướng kịp thời của tập thể lãnh đạo công ty qua các thời kỳ, từ đơn vị chuyên khai thác, chế biến gỗ từ rừng tự nhiên sang thực hiện nhiệm vụ trồng rừng và kinh doanh gỗ rừng trồng, đã mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập ổn định cho người lao động. Việc chuyển hướng sản xuất kinh doanh vào thời điểm nhạy cảm của thị trường có tính chất quyết định đến sự tồn vong và phát triển của công ty ngày hôm nay.

Nhìn lại 20 năm thực hiện nhiệm vụ trồng rừng, bên cạnh lợi ích về mặt kinh tế (doanh thu hàng năm đạt 70 - 80 tỷ đồng; đóng góp ngân sách nhà nước trên 20 tỷ đồng...), Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận còn mang lại lợi ích rất lớn cho môi trường và xã hội như: cải thiện môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống đồi trọc, điều hòa khí hậu, tích trữ điều hòa nguồn nước sông suối, chống xói mòn…, góp phần tái tạo môi sinh. Bên cạnh đó, công ty còn tạo việc làm cho hàng ngàn lao động thời vụ tại địa phương; thực hiện nhiều công tác xã hội, đóng góp hàng trăm triệu đồng cho các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa trên các địa bàn hoạt động của công ty.

Khẳng định những kết quả từ trồng rừng trong 20 năm qua, đúc rút từ những kết quả đạt được và chưa được, với sự quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, người lao động, năm 2017 này, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận chủ trương tổng rà soát toàn bộ diện tích rừng trồng hiện có để tái cơ cấu diện tích rừng trồng bằng những giải pháp cải tạo, thâm canh để phát triển thành rừng công nghiệp, tạo ra những cánh rừng mẫu lớn với năng suất tối ưu. Công ty cũng sẽ đầu tư những cánh rừng hiện có tại đây trở thành thương hiệu trong nước và quốc tế, qua việc được công nhận cấp chứng chỉ rừng quốc tế FSC, đây là giải pháp thiết thực để nâng cao giá trị rừng trong những năm tới.

Hải Hà

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top