Du lịch Quảng Ngãi phát triển nhanh trong nhiều năm gần đây và sẽ tăng trưởng mạnh khi du khách trong và ngoài nước đến khám phá sự phong phú của các di sản thiên nhiên và văn hóa nơi đây ngày càng nhiều.
“Cuốn từ điển” về núi lửa…
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) và Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu đang hỗ trợ sự phát triển các công viên địa chất trên toàn thế giới. Quảng Ngãi bước đầu tham gia mạng lưới này, đồng thời tiến hành xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Lý Sơn là Công viên địa chất toàn cầu.
Theo các tài liệu nghiên cứu, hoạt động núi lửa tại các khu vực Lý Sơn - Bình Châu - Bình Hải diễn ra cách nay hơn 6 triệu năm đã tạo thành các tầng đá bazan dày, hình thành phần nền cho cụm đảo Lý Sơn - Bình Châu - Bình Hải với các đặc điểm thiên nhiên độc đáo mà ít nơi nào có được.
Qua những đợt khảo sát tại các khu vực huyện đảo Lý Sơn, Bình Châu (huyện Bình Sơn) và các vùng phụ cận, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nhận định, nơi đây là “cuốn từ điển” về núi lửa, về cấu tạo vỏ trái đất khá hoàn hảo. Trên cơ sở đó kết hợp với di sản văn hóa trong vùng là một trong những yếu tố để được công nhận Công viên địa chất toàn cầu.
Hoạt động phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo, tiêu biểu là vách đá hang câu, cổng Tò Vò, miệng Giếng Tiền và miệng Thới Lới, những điểm địa chất có ý nghĩa khoa học và giá trị du lịch. Sự độc đáo, kỳ thú về địa chất - địa mạo - núi lửa biển tạo nên sự khác biệt, là thế mạnh vượt trội so với các vùng miền khác trên cả nước và so với cả thế giới.
Cơ hội phát triển kinh tế
Công viên địa chất có thể đem lại lợi ích cho cả cộng đồng địa phương và du khách thông qua trao đổi giáo dục, văn hóa và nghiên cứu khoa học, từ đó có biện pháp kích thích kinh tế phù hợp nhất cho các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương sống ở các khu vực miền núi, ven biển và hải đảo.
Du lịch địa chất là loại hình du lịch bền vững, mang tính giáo dục và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương có liên quan. Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo cơ hội đa dạng cho việc mở rộng du lịch địa chất tại Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng.
Hình thức du lịch này tạo ra sự kích thích đáng kể, góp phần thúc đẩy kinh tế các khu vực phát triển, nâng cao nhận thức về khoa học, bảo tồn của các du khách và cộng đồng địa phương.
Với những ý tưởng bước đầu hình thành, du lịch và đặc biệt là du lịch địa chất, có thể mang lại cho du lịch Quảng Ngãi sự phát triển bền vững, tạo cơ hội phát triển kinh tế địa phương cũng như cộng đồng dân cư trong khu vực Công viên địa chất Lý Sơn.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi Nguyễn Minh Trí chia sẻ: “Kể từ khi được công nhận là Công viên địa chất của tỉnh năm 2015, Công viên địa chất Lý Sơn đã đón nhiều lượt chuyên gia trong và ngoài nước đến tìm hiểu, nghiên cứu. Như hòn ngọc còn thô, càng cất công tìm hiểu, mài giũa thì những giá trị quý báu ấy cũng đến lúc nên được giới thiệu và công nhận ở phạm vi lớn hơn mà danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO là lựa chọn hoàn hảo. Hiện nay, các hoạt động khảo sát, xét nghiệm và xây dựng hồ sơ đang tiếp tục được Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn phối hợp với Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản cùng các chuyên gia UNESCO (Pháp, Nhật, New Zealand) khẩn trương thực hiện. Theo lộ trình, hồ sơ sẽ được hoàn tất và đệ trình UNESCO trước ngày 30/11/2019”.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.