Ngày 21/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công điện về việc phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi.
Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Tam Đường (Lai Châu) tuyên truyền cho người dân xã Hồ Thầu về vệ sinh chuồng trại, tăng cường thức ăn, chăm sóc cho đàn gia súc trong những ngày nhiệt độ ngoài trời giảm. Ảnh: Quý Trung/TTXVN
Dự báo, tình hình thời tiết rét đậm, rét hại đã và đang diễn biến phức tạp có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sản xuất chăn nuôi, nhằm đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh thuộc khu vực trên chỉ đạo quyết liệt việc phòng, chống đói, rét và phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, nhất là đàn trâu, bò.
Các địa phương thực hiện nghiêm túc công văn số 7055/BNN-CN ngày 27/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan triển khai tích cực các biện pháp trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi trên địa bàn. Cử ngay các đoàn công tác đến các huyện, xã kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc bằng các nguồn lực và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương.
Các địa phương thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết khí hậu trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan, bị động trong việc phòng, chống đói, rét cho vật nuôi.
Đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động nguồn thức ăn, đảm bảo cung cấp thức ăn tại chuồng không để gia súc bị đói, khát; nhốt gia súc tại chuồng, không chăn thả trâu, bò khi nhiệt độ xuống thấp dưới 12 độ C và cho gia súc nghỉ làm việc; giữ khô nền chuồng, che chắn tránh gió lùa, làm áo khoác giữ kín, giữ ấm, tạo nguồn nhiệt (đốt trấu, củi…) sưởi ấm cho gia súc.
Người chăn nuôi vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, xử lý tốt gia súc chết và chất thải vật nuôi; thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi đề phòng dịch bệnh xảy ra. Khi phát hiện gia súc bị bệnh phải có biện pháp can thiệp kịp thời.
Các địa phương chuẩn bị tốt nhân lực, vật tư, vaccine cho đợt tiêm phòng gia súc trong vụ Đông Xuân. Đồng thời, chủ động ban hành và triển khai các chính sách hỗ trợ các hộ chăn nuôi về thức ăn tinh, vật liệu che chắn chuồng trại chống gió lạnh, nhất là đối với hộ nghèo, hộ chính sách.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong những năm vừa qua, việc phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi được triển khai quyết liệt và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ vụ Đông Xuân năm 2007-2008 rét đậm, rét hại xảy ra đã làm chết trên 200.000 gia súc, đến nay, số lượng gia súc chết đói, rét giảm rõ rệt chỉ còn khoảng vài nghìn con.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.