Dự kiến, “ATM gạo thông minh” sẽ cấp phát 20 tấn gạo cho có khoảng 3.000 người dân (trung bình mỗi người có nhu cầu sử dụng 6kg gạo/2 tuần), với tổng kinh phí 300 triệu đồng.
Ngày 18/8, Hội Chữ thập đỏ TP. Đà Nẵng phối hợp cùng các nhà hảo tâm, tổ chức chương trình "ATM Gạo – Hạt giống tâm hồn" nhằm trao tặng gạo đến các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn TP Đà Nẵng. Trong đó ưu tiên các hộ gia đình có người khuyết tật, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, người già, người đang thực hiện cách ly...
Khác với các chương trình lần trước, “ATM gạo” lần này sẽ áp dụng cách thức thông minh với các bước: Hội Chữ thập đỏ TP. Đà Nẵng thực hiện khảo sát, đánh giá nhu cầu, chọn lựa đối tượng hưởng lợi. Sau đó, cung cấp dữ liệu thông tin liên quan của người hưởng lợi (tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, chứng minh nhân dân) để chuyển tới trung tâm dữ liệu của hệ thống.
Sau khi số hóa thông tin và chuyển vào hệ thống quản lý, robot thông minh sẽ tạo lịch hẹn (mỗi trường hợp cách nhau 5 phút), gọi điện và thông báo thời gian đến nhận cho người dân.
Trước 30 phút, hệ thống sẽ tự động gọi điện nhắc nhở mọi người một lần nữa thời gian và địa điểm nhận gạo. Tại địa điểm nhận, người dân thực hiện ba bước: rửa tay sát khuẩn, nhận dạng khuôn mặt qua điện thoại thông minh có sẵn, sau khi điện thoại xác nhận người được hẹn, đến cây ATM và lấy gạo mang về. Đối với những người già yếu, không có smartphone, cán bộ Hội Chữ thập đỏ sẽ đến tận nhà, hướng dẫn và cập nhật hồ sơ.
Ngay ngày đầu tiên của chương trình, người dân Đà Nẵng đến nhận gạo từ “ATM gạo thông minh” đều xếp hàng, giữ khoảng cách, nhằm đảm bảo phòng chống dịch Covid-19.
Ông Trần Quang Lợi (trú P.Hòa An, Q.Cẩm Lệ, Đà Nẵng) đến nhận gạo vào 10 giờ sáng nay theo lịch đã được hẹn trước. Ông Lợi cho biết, thu nhập từ nghề bảo vệ của ông phải trang trải sinh hoạt phí cho 5 người trong gia đình. Từ khi dịch bùng phát, ông phải nghỉ việc nên cuộc sống gia đình gặp khó khăn. Ông Lợi cho biết: “Tôi rất bất ngờ nhận được cuộc gọi từ hệ thống đến để nhận gạo.
“Việc nhận gạo qua hình thức này rất thuận lợi, từng người đến nhận gạo, làm thao tác trên máy móc và chỉ mất tổng cộng khoảng 10 phút, đảm bảo giữ khoảng cách, phòng chống dịch”- một người dân trú P. Hòa An, Q.Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng chia sẽ.
Theo bà Lê Thị Như Hồng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng, máy ATM gạo thông minh sẽ làm giảm tình trạng tập trung đông người khi phát quà hỗ trợ, đồng thời, cũng tiết kiệm thời gian của người dân, không còn cảnh người dân phải chờ đợi cả vài tiếng đồng hồ để lấy vài kg gạo. Ngoài ra, việc nhận diện khuôn mặt và thông tin tại địa điểm lấy cũng tạo sự công bằng, người đã nhận rồi thì nhường cho người khác.
Với cách này, sẽ hạn chế tối đa sự tiếp xúc gần, cũng như đảm bảo được giãn cách xã hội khi người dân đến nhận gạo. Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, người làm từ thiện không chỉ đảm bảo tiếp ứng đúng người, mà phải còn đúng cách, tránh làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
“Hội mong nhận được sự giúp đỡ của mạnh thường quân, để đạt con số dự kiến là 100 tấn gạo, hỗ trợ cho hơn 15.000 người dân thành phố" – Bà Lê Thị Như Hồng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng chia sẻ.
Được biết, toàn TP Đà Nẵng đang có khoảng 20 nghìn hộ nghèo, cận nghèo, hơn 30 nghìn đối tượng bảo trợ xã hội. Hội Chữ thập đỏ TP hi vọng có thể nhân rộng được mô hình ra hết 56 xã, phường của toàn thành phố để tất cả mọi người khó khăn đều có thể nhận được hỗ trợ.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.