Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 22 tháng 8 năm 2021 | 17:28

Đà Nẵng ghi nhận 183 ca mắc Covid-19

Ngày 22/8, Đà Nẵng ghi nhận 183 ca mắc Covid-19; trong đó có 82 ca cách ly tập trung, 54 ca cách ly tạm thời tại nhà, 3 ca trong khu vực phong tỏa và 44 ca cộng đồng.

_113658299_hi062633229.jpgNgày 22/8, Đà Nẵng ghi nhận 183 ca mắc Covid-19.
Trong số 44 ca trong cộng đồng có 3 trường hợp có triệu chứng đến khám, xét nghiệm tại các cơ sở y tế trên địa bàn 2 quận Thanh Khê, Cẩm Lệ; 41 trường hợp lấy mẫu hộ gia đình trên địa bàn thành phố.
 
Ngành y tế xác định có 40 ca mắc chưa rõ nguồn lây, gồm 2 trường hợp có triệu chứng, đi khám tại Trung tâm Y tế quận Thanh Khê; 12 trường hợp là F1 của các F0 đã ghi nhận mắc Covid-19 trước đó và 26 trường hợp lấy mẫu xét nghiệm theo hộ gia đình.
 
Chuỗi lây nhiễm liên quan chợ đầu mối Hòa Cường ghi nhận thêm 103 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 100 trường hợp F1 liên quan đến F0 trước đó đã được cách ly kịp thời; 1 trường hợp là người dân đi chợ đầu mối và 2 trường hợp là tiểu thương.
 
Tính đến nay, chuỗi liên quan chợ đầu mối Hòa Cường đã ghi nhận 815 trường hợp mắc Covid-19, gồm 224 ca là tiểu thương; 42 ca là người đi chợ và 549 trường hợp là F1, F liên quan, người trong khu phong tỏa liên quan F0 trước đó. Đây vẫn đang là chuỗi lây nhiễm có nguy cơ rất cao.
 
Số ca mắc Covid-19 trong ngày được ghi nhận tại 7 quận, huyện trên địa bàn thành phố là 183 ca. Trong đó, Hải Châu là địa phương ghi nhận nhiều nhất với 62 ca mắc; tiếp đến là Cẩm Lệ với 53 ca mắc; Thanh Khê 35 ca. Các quận Sơn Trà, Liên Chiểu đều ghi nhận 12 ca mắc; Ngũ Hành Sơn 6 ca và huyện Hòa Vang ghi nhận 3 ca mắc.
 
Theo thống kê, hiện 55/56 phường, xã trên toàn thành phố đều có ca mắc Covid-19. Trong ngày, một số phường ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 như Hòa Cường Nam (Hải Châu) 16 ca; Hòa Cường Bắc (Hải Châu) 12 ca; Tam Thuận (Thanh Khê) 8 ca; Hòa An (Cẩm Lệ) 22 ca…
 
Tính từ 10/7 đến nay Đà Nẵng ghi nhận 2.844 ca mắc Covid-19.
 
 
Hồ Cường
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top