Đà Nẵng sẽ làm gì để cắt đứt chuỗi lây nhiễm trong 7 ngày?
UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét nghiệm trong thời gian 7 ngày áp dụng biện pháp "ai ở đâu phải ở đó”. Tập trung lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho 100% đại diện hộ gia đình, với quy mô toàn thành phố.
Thời gian thực hiện giản cách xã hội, bắt đầu từ 8h ngày 16/8 đến 8h ngày 23/8, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu mọi người dân không ra khỏi nhà để cơ quan chức năng rà soát và xét nghiệm diện rộng. Trong 7 ngày, lực lượng y tế sẽ được huy động để tập trung lấy mẫu tất cả các đại diện hộ gia đình với quy mô toàn thành phố, mục tiêu là không để sót hộ gia đình nào.
Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, Bác sĩ Ngô Thị Kim Yến chia sẻ, đây là kế hoạch xét nghiệm lớn nhất của ngành y tế thành phố từ trước đến nay. Việc lấy mẫu sẽ được tổ chức theo từng tổ dân phố, chia thành 2 đợt từ ngày 16 - 18/8 và từ ngày 19 - 21/8, cách 3 ngày xét nghiệm 1 lần. Ngành y tế sẽ lấy mẫu theo hình thức cuốn chiếu theo từng tổ dân phố. Nhân viên lấy mẫu sẽ đến từng tổ dân phố để đảm bảo giãn cách và không tập trung đông người.
Đối tượng được lấy mẫu là toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp có tổ chức làm việc (theo kế hoạch 3 tại chỗ) trên địa bàn; người dân cư trú ở các khu vực đang phong tỏa (khoảng 39.556 người); đại diện các hộ gia đình ở các khu vực còn lại (khoảng 219.749 người).
Tất cả các đối tượng trên sẽ được lấy mẫu bằng phương pháp RT-PCR. Đối với các trường hợp chỉ định xét nghiệm test nhanh kháng nguyên, Trung tâm Y tế quận, huyện, doanh nghiệp thống nhất với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP và báo cáo Sở Y tế biết.
UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng dự trù sinh phẩm, vật tư và xác định phương pháp gộp mẫu thích hợp để thực hiện lấy mẫu. Đồng thời, tổ chức lấy mẫu tại tổ dân phố; chia khung giờ cho các nhóm hộ gia đình. Thông báo đến hộ gia đình về tiêu chuẩn chọn người đại diện của hộ và thời gian, địa điểm lấy mẫu cho người dân…
Ngoài ra, sau khi kết thúc 7 ngày "ai ở đâu ở đó", Đà Nẵng sẽ phân định rõ vùng xanh, vùng đỏ. Thành phố sẽ mở rộng vùng xanh, thu hẹp các vùng đỏ, cam, vàng.
Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, công việc trong 7 ngày tới là rất lớn, chưa có tiền lệ, có thể coi đây là một trận đánh lớn của Đà Nẵng trong cuộc chiến với dịch bệnh. Do đó phải xác định rõ khó khăn, dốc toàn lực lượng với quyết tâm cao nhất để thực hiện theo đúng kế hoạch. Nhiệm vụ chính trong 7 ngày này là cắt đứt chuỗi lây nhiễm, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng chứ không phải chấm dứt được dịch.
"Thành công hay thất bại ở thời điểm này là do chúng ta. Nhiều đồng chí suy nghĩ làm xong 7 ngày có thể thở phào nhẹ nhõm, có thể xả hơi thì tôi xin khẳng định là không phải, có khi lại phải tiếp tục làm thêm 7 ngày nữa nếu tình hình không được kiểm soát. Chúng ta phải xác định rất rõ về việc này", Bí thư Đà Nẵng nhấn mạnh.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.