Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 12 tháng 4 năm 2021 | 18:4

Đà Nẵng: Thiếu nước sinh hoạt nhiều ngày, cuộc sống người dân bị đảo lộn

Nhiều ngày qua, các hộ dân ở một số khu vực tại TP Đà Nẵng phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, khiến cuộc sống bị đảo lộn.

172453457_290886585873764_8596364585876987731_n.jpg
Người dân khổ sở vì thiếu nước sinh hoạt. 
Hơn 1 tuần qua, gia đình bà Đoàn Thị Thu ở kiệt 73 đường Trương Định (phường Mân Thái, quận Sơn Trà) luôn trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt, việc nấu ăn, tắm giặt gặp nhiều khó khăn.
 
“Nước chảy nhỏ giọt chỉ 1-2 tiếng trong ngày rồi ngắt hẳn. Những ngày qua, tôi cùng con trai phải gác lại công việc để trực nước chảy, dự trữ vào những xô lớn”, bà Thu cho biết.
 
Cách gia đình bà Thu vài căn nhà, ông Lê Minh Cảnh cho biết, nước bắt đầu chảy yếu từ đầu tháng 4, tuy nhiên nhờ lắp đặt sẵn máy bơm, nên 4 người trong gia đình ông vẫn đủ nước dùng cho sinh hoạt lớn.
 
“Lượng nước trong nhà nếu sử dụng tiết kiệm, tôi vẫn có thể đủ nấu ăn. Rất mong chính quyền có phương án xử lý để tình trạng này không kéo dài”, ông Cảnh nói.
 
Theo ghi nhận của phóng viên, không chỉ riêng quận Sơn Trà, một số khu vực ở quận Ngũ Hành Sơn, quận Cẩm Lệ, các tuyến đường như Trần Văn Dư, Đoàn Khuê, Trần Đình Nam,… cũng xảy ra tình trạng nước chảy nhỏ giọt, đặc biệt là vào khung giờ cao điểm vào lúc 6 giờ, 17 đến 19 giờ.
 
Ông Hồ Hương, Tổng giám đốc Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco), cho biết, suốt 1 tuần qua, nước từ thượng nguồn không về được đến cửa thu nước tại trạm thu Cầu Đỏ và chỉ đến trạm An Trạch (thượng lưu Cầu Đỏ) với mực thấp.
 
“Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc nước sinh hoạt bị yếu ở một số khu vực cuối tuyến. Tuy nhiên, trạm An Trạch vẫn đảm bảo công suất 280.000-290.000 m3/ngày đêm”, ông Hương chia sẻ.
 
Ông Hương cho biết, trong ngày 9/4, đỉnh điểm nước nhiễm mặn lên đến 10.000 mg/lít, bằng 1/3 độ mặn nước biển. Để khắc phục tình trạng này, Dawaco đã vận hành trạm bơm phòng mặn An Trạch để cấp nước cho thành phố. Được biết, sau khi cải tạo, trạm An Trạch đã nâng công suất lên vài chục ngàn m3 và hoạt động tốt khi nước về.
 
 
 
 
Võ Khánh
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top