Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 24 tháng 7 năm 2021 | 11:23

Đắk Lắk áp dụng Chỉ thị 16 ở Buôn Ma Thuột và Cư Kuin

Kể từ 0 giờ ngày 24/7 đến hết ngày 7/8, TP. Buôn Ma Thuột và huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) áp dụng Chỉ thị 16 để phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, TP. Buôn Ma Thuột và huyện Cư Kuin thực hiện cách ly theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, phường/xã cách ly với phường/xã/thị xã.
 
Các xưởng, cơ sở, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
 
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật cần thiết như mua lương thực thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; hoạt động tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa/dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác.
 
Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp và đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Không tập trung quá hai người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
 
1-dl.jpg
Yêu cầu tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và huyện Cư Kuin; chỉ duy trì hoạt động của siêu thị, chợ, các cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ thiết yếu về nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu y tế, xăng dầu, bưu chính, viễn thông, công chứng, ngân hàng, các hoạt động phòng chống dịch và phòng chống lũ lụt.
 
Các cơ sở cung cấp thức ăn nấu sẵn/sơ chế với hình thức bán mang về và phải đảm bảo điều kiện phòng chống dịch.
 
Đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi chỉ được bán các mặt hàng thiết yếu; sắp xếp, bố trí các quầy hàng phù hợp với quy mô, diện tích, điều chỉnh giảm số lượng khách trong cùng thời điểm, đảm bảo thực hiện 5K, hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần khi giao dịch. Khuyến khích mô hình giao hàng trực tuyến.
 
Dừng triệt để các hoạt động tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng và các cơ sở cung cấp dịch vụ.
 
Các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và huyện Cư Kuin bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức (CCVC) sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà. Phân công lãnh đạo, CCVC, đội ngũ phục vụ luân phiên trực, làm việc theo lịch, tối đa không quá 30% tổng số cán bộ, CCVC của cơ quan, đơn vị (trừ lĩnh vực y tế và đội ngũ làm công tác phòng chống dịch) để kịp thời giải quyết các công việc cấp thiết, xử lý tài liệu mật; tăng cường tổ chức họp trực tuyến; đảm bảo hoàn thành đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ được giao (qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống điện tử, trực tuyến, viễn thông...).
 
Người đứng đầu chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc cán bộ, CCVC, nhân viên, người lao động để lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.
 
Thời gian làm việc của lực lượng vũ trang thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên đối với từng lực lượng tham gia phòng chống dịch, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
 
Sau 14 ngày tùy tình hình dịch diễn biến trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh sẽ có văn bản tiếp theo.
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top