Tối 13-3, tại Quảng trường 10/3 (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), diễn ra chương trình bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 với chủ đề “Buôn Ma Thuột: Hẹn ngày gặp lại”.
>> Tưng bừng khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6
>> Đắk Lắk: Đặc sắc đêm hội diễn tấu Cồng chiêng Tây Nguyên
>> Hội thảo phát triển nông nghiệp Tây Nguyên: Góc nhìn từ các nông dân tỷ phú
Đến dự có ông Điểu K’ré, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên; ông Ê ban Y Phu, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, Trưởng Ban chỉ đạo lễ hội; ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo lễ hội; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk, lãnh đạo các sở ban ngành đoàn thể, các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh.
Ông Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban tổ chức lễ hội đọc diễn văn bế mạc
Phát biểu bế mạc lễ hội, ông Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban tổ chức lễ hội khẳng định, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6, Liên hoan Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 và Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ IV đã diễn ra từ ngày 8 đến ngày 13-3. Qua 6 ngày tổ chức với chủ đề “Hội tụ tinh hoa, phát huy bản sắc, liên kết phát triển”, lễ hội đã thành công ngoài mong đợi. Bên cạnh việc tiếp tục quảng bá, xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị của cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà phê của Tây nguyên, của Việt Nam nói chung thì thông qua lễ hội lần này, tỉnh Đắk Lắk còn định vị được thương hiệu địa phương, xây dựng hình ảnh mới về tỉnh Đắk Lắk với khát vọng vươn lên, dựa trên nền tảng văn hóa, sự thống nhất đoàn kết trong đa dạng, sự hồi sinh của sức mạnh đại ngàn và thế mạnh vốn có của vùng đất đỏ bazan…
“Sau gần một tuần tổ chức, lễ hội đã thu hút khoảng 25.000 lượt du khách trong đó có 3.000 du khách quốc tế. Với chủ trương xã hội hóa, lễ hội đã nhận được sự ủng hộ, đồng hành tham gia của nhiều doanh nghiệp, kinh phí được sử dụng tiết kiệm không dùng ngân sách địa phương, 12 hoạt động chính của lễ hội đều có ý tưởng độc đáo tạo được dấu ấn đặc sắc. Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê là một trong những hội chợ triển lãm lớn nhất cả nước thu hút sự tham gia của 235 đơn vị với 734 gian hàng trong đó có 58 gian hàng của 12 doanh nghiệp nước ngoài. Có hàng trăm biên bản ghi nhớ hợp tác của các doanh nghiệp tham gia hội chợ và trên 30 biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành cà phê được ký kết. Trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ IV đã có 25 dự án tại các tỉnh Tây Nguyên được trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, biên bản ghi nhớ… với tổng vốn đăng ký 88.222 tỷ đồng; các ngân hàng đã cam kết cấp hơn 29.000 tỷ đồng tín dụng cho 36 dự án. Liên hoan Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã thu hút nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ tham gia biểu diễn, mang lại nhiều giá trị nghệ thuật, văn hóa góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, ông Nguyễn Hải Ninh cho biết.
Chương trình nghệ thuật đầy sức lãng mạn của đêm bế mạc đã gửi tới du khách thông điệp về sự hấp dẫn của Đắk Lắk, của Tây Nguyên với chủ đề “Buôn Ma Thuột: Hẹn ngày gặp lại”
Tại lễ bế mạc, Bộ Văn hóa - Thế thao và Du lịch đã tặng bằng khen cho 6 tập thể; UBND tỉnh Đắk Lắk trao bằng khen cho 9 tập thể và 6 cá nhân có thành tích xuất sắc tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017.
Sau đêm bế mạc, lễ hội khép lại với những ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè, du khách và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các chương trình nghệ thuật đầy sức lãng mạn của đêm bế mạc đã gửi tới du khách thông điệp về sự hấp dẫn của Đắk Lắk, của Tây Nguyên - vùng đất di sản làm say lòng người.
Quốc Hùng - Trần Sen
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.