Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 25 tháng 12 năm 2019 | 17:0

Đắk Lắk: Cần xem xét quyền lợi cho người dân tại hồ thủy lợi Ea Tam

Nhiều người dân tại phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang thấp thỏm lo lắng vì cuộc sống của hộ bị đảo lộn khi thực hiện việc giao mặt bằng cho công trình hồ thủy lợi Ea Tam.

Dự án Hồ thủy lợi Ea Tam được thực hiện tại phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột, có tổng mức đầu tư hơn 1.492 tỷ đồng, trong đó có 700 tỷ đồng là vốn Trung ương, hơn 792 tỷ đồng là vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác. Dự án gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (từ 2017 đến 2020) sẽ thực hiện các hạng mục như: giải phóng mặt bằng phần lòng hồ, đường ven hồ, xây dựng hồ chứa với diện tích mặt thoáng gần 37 ha; giai đoạn 2 (2021-2024) sẽ giải phóng mặt bằng các tuyến đường kết nối vùng dự án, làm đường giao thông, tuyến kè, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước. Tuy nhiên, đến nay Dự án này gần như đứng im bởi công tác giải phóng mặt bằng, việc đền bù và hỗ trợ cho khoảng 650 hộ dân chưa thể thực hiện.

80091472_626008481540325_1666015821253574656_n.png
80542914_451383199133732_143509249794768896_n.png
Một góc phường Tự An nằm trong diện giải tỏa của hồ Thủy lợi Ea Tam

 

Có mặt tại phường Tự An, nhóm phóng viên đã ghi nhận sự lo lắng hiện trên nhiều khuôn mặt của người dân. Họ lo lắng không biết cuộc sống sẽ ra sao khi họ buộc phải chuyển đi nơi khác sinh sống. Trong khi đó, công tác thực hiện đền bù khiến các hộ dân không đồng tình bởi còn rất nhiều điều mà người dân cho rằng chưa đúng với quy định.

80193102_987674184945753_1567573749195079680_n.png
Nhiều người dân phường Tự An lo lắng vì phải tái định cư phục vụ cho hồ thủy lợi Ea Tam

 

Theo các hộ dân, việc đền bù giải phóng mặt bằng không đúng với giá trị đất đai và tài sản thực tế. Hơn nữa, họ còn lo lắng chỗ tái định cư của họ liệu có đảm bảo cho cuộc sốn của họ hay không? Ông Trịnh Văn Hùng, người dân tổ dân phố 9 cho biết: “Việc áp dụng đền bù cho người dân phải đúng pháp luật. Ở khu vực này hầu hết là đất rất rõ ràng bởi người dân khai hoang từ sau năm 1954, rất ít đất mua bán. Việc tái định cư cho người dân phải bằng hặc hơn nơi ở cũ. Bây giờ người dân đi tái định cư, số tiền đền bù không đủ tiền mua đất tái định cư chứ chưa nói đến phải có tiền phải làm nhà. Đất không có để canh tác, không có tiền để làm nhà, người dân biết lấy gì mà sinh sống. Người dân đã chịu rất nhiều thiệt thòi thì phải đảm bảo quyền lợi cho người dân chứ đừng có o ép”

Bà Trần Xuân Cúc, người dân phường Tự An chia sẻ: “Nhà tôi 300m2 mà đền bù 720 triệu. Bây giờ 240 triệu mà đi mua 100m2 đất gần thành phố thì không thể mua được. Nhà tôi có 300m2 đất thổ cư có giấy tờ hợp pháp rõ ràng mà giờ đi mua 100m2 đất tái định cư của nhà nước sẽ không đủ chứ chưa nói đến việc làm nhà. Nhà nước phải tạo điều kiện cho người dân. Lấy hết đất rồi, đất tái định cư không đủ tiền mua, đi không đủ tiền để mà đi, con cái còn ăn học, giờ không biết xoay chở thế nào?”

Bà Nguyễn Thị Dần, người dân phường Tự An bức xúc cho rằng: “Cần phải áp dụng hệ số điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho người dân, người dân phải được đi tham khảo giá đất tái định cư, việc này là rất cần thiết để người dân nắm rõ chứ ở đây tôi chỉ thấy đưa giấy nói đi lấy tiền đền bù chứ người dân lại không biết nơi tái định cư cụ thể như thế nào. Việc áp dụng đền bù phải có lợi các bên, phải đảm bảo lợi ích của người dân. Người dân có quyền được nhà nước bảo hộ. Giờ thực hiện áp giá đền bù kiểu này thì không biết đi đâu về đâu”.

Các hộ dân nơi đây phần lớn là định cư sau năm 1954, cuộc sống của họ đang ổn định. Khi Dự án hồ thủy lợi Ea Tam được phê duyệt, các hộ dân sẵn sàng thực hiện việc di dời vì họ hiểu hồ thủy lợi góp phần giúp thành phố Buôn Mê Thuột phát triển và tạo cảnh quan đẹp. Thế nhưng người dân lại trải qua hết thất vọng này đến thất vọng khác. Họ lo lắng bởi công tác đền bù đã không thực hiện đúng các trình tự. Họ đã gửi đơn thư cầu cứu khắp nơi nhưng đến nay các cơ quan chức năng liên quan cứ đá trách nhiệm cho nhau. Nhiều người dân bức xúc vì nhà cửa hư hỏng không được sửa lại. Họ đã đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức để ổn định cuộc sống nhưng giờ cuộc sống lại bị đảo lộn.

Nhiều người dân cho rằng, tại sao nhà nước và chính quyền không tái định cư tại chỗ cho họ trong khi đất tại phường vẫn còn. Bên cạnh đó, nhiều gia đình có đông con, có người đã lập gia đình, giờ đi tái định cư chỉ được khoảng 100m2 mà gia đình đông người sẽ rất bất tiện cho cuộc sống. Họ đang gần thành phố, khi tái định cư lại đẩy đi xa hơn khiến cuộc sống khó khăn hơn. Hơn nữa, bản thân nhiều hộ dân bị bụ hồi đất tại phường Tự An cũng mong muốn việc tái địn cư tại chỗ vì họ đang có một cuộc sống ổn định. Họ cần những quyền lợi chính đáng vì dù sao khi thực hiện hồ thủy lợi Ea Tam, các hồ dận trong diện bị thu hồi đất đã chịu quá nhiều thiệt thòi.

80480414_546027925953204_5797391090008981504_n.png
Nhà cửa của người dân hư hỏng không được sửa lại

 

Các hộ dân đã sống ổn định ở đây trong một thời gian rất dài, họ đã quen với tập quán, sinh hoạt. Giờ di chuyển qua nơi ở khác sẽ khiến người dân mất rất nhiều thời gian để hòa nhập. Bên cạnh đó, việc di dời còn ảnh hưởng đến việc làm ăn của các hộ dân. Vẫn biết rằng mục tiêu đầu tư dự án nhằm bảo đảm điều tiết nguồn nước phục vụ tưới, đảm bảo tưới tiêu; góp phần làm giảm tác động biến đổi khí hậu, phát triển dân sinh kinh tế của nhân dân trong vùng dự án và các vùng lân cận, phục vụ khai thác du lịch, tạo cảnh quan môi trường sinh thái trong khu vực. Thế nhưng cũng không thể xem nhẹ quyền lợi của những hộ dân trong diện di dời để thực hiện xây dựng hồ thủy lợi Ea Tam, bởi họ là những người chịu thiệt thòi. Vì vậy, việc đền bù và hỗ trợ đúng với giá trị tài sản của người dân là điều rất cần thiết. Đó cũng là việc để người dân tin vào chính quyền. Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin sự việc trong các số tiếp theo.

Nhóm PV
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top