Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cứ đến mùa thu hoạch cà phê là lực lượng công an các cấp tăng cường công tác tuần tra kiểm soát để bảo vệ mùa thu hoạch cà phê. Chính vì vậy, nạn trộm cắp cà phê đã giảm hẳn trong 2 năm gần đây.
Cây cà phê là mặt hàng nông sản chính được người dân trồng trọt tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Mùa vụ thu hoạch cà phê ở đây được diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm. Đây cũng là lúc mà lượng nhân công từ các địa phương đổ về để làm thuê và thu hoạch cà phê cho người dân địa phương. Chính vì sự phức tạp do sự biến động nhân khẩu, thêm vào đó là tính chất đồi núi và dân cư thưa thớt ở một số địa phương nên các đối tượng hình sự len lỏi tìm đến núp bóng dưới vỏ bọc là người làm thuê. Vì vậy, vào mùa thu hoạch cà phê cũng là mùa vụ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất trật tự an toàn xã hội. Trong đó, nạn trộm cắp tài sản cũng không kém phần phức tạp theo.
Lực lượng Công an xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar tuần tra bảo vệ cây cà phê cho người dân
Trước vấn nạn trộm cắp cà phê và gây hoang mang cho quần chúng nhân dân như vây, Công an tỉnh Đắk Lắk đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị chức năng và công an 15 huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo và triển khai kế hoạch cụ thể để đảm bảo ANTT mùa thu hoạch được an toàn và thuận lợi cho người dân yên tâm. Từ đó, Công an các xã, phường, thị trấn đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng dân quân, xã đội và các ban bảo vệ dân phố tang cường công tác tuần tra bảo vệ từ ngoài lô rẫy đến khu dân cư. Từ đó mà nạn trộm cắp cà phê trong 2 năm qua được kiềm giảm rõ rệt. Trong năm 2015 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra 97 vụ trộm cắp nông sản, gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Còn đến nay, khi mùa vụ thu hoạch cà phê năm 2016 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang bước vào giai đoạn kết thúc và ghi nhận của lực lượng công an thì trên toàn tỉnh xảy ra 43 vụ trộm cắp nông sản, giảm 54 vụ, thiệt hại 424 triệu đồng và lực lượng Công an đã điều tra làm rõ 38 vụ bắt 65 đối tượng, thu hồi 197,2 triệu đồng để trao trả cho người dân.
Theo như ông Nguyễn Trung Phố, người dân ở khối 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar chia sẻ: “trước đây cứ đến mùa thu hoạch cà phê là gia đình ông rất lo lắng và hoang mang, nhưng 2 năm gần đây nhờ lực lượng công an và ban bảo vệ dân phố thường xuyên đi tuần tra nên tình trạng trộm cắp cà phê daax giảm hẳn. Bên cạnh đó gia đình ông cũng nêu cao cảnh giác hơn và có biện pháp trông coi cẩn thận để bảo vệ tài sản của mình”. Còn ông Nguyễn Văn Trung, người dân ở thôn 2, xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar cho biết: “do địa phương đã phát huy mô hình tự quản ở thôn xóm, trong đó lực lượng công an viên là nòng cốt và thường xuyên tổ chức tuần tra nên tình trạng trộm cắp cà phê cũng giảm hẳn, riêng ở thôn ông thì không xảy ra vụ trộm cắp nào cả”.
Người dân vui mừng vì không bị mất trộm nên để cho quả cà phê chín đỏ mới hái
Ngoài ra, lực lượng công an đã có công văn nhắc nhở các đại lý thu mua nông sản trên địa bàn mình không được mua cà phê xanh non và của những đối tượng có biểu hiện nghi vấn nên cũng góp phần làm giảm vấn nạn trộm cắp cà phê vào mùa thu hoạch. Thiết nghĩ, lực lượng công an cần phát huy được vai trò của mình và cùng với người dân thường xuyên tuần tra canh gác để phòng chống nạn trộm cắp cà phê. Chính vì vậy, sẽ giúp cho người nông dân yên tâm lao động sản xuất và không lo mất trộm để cho cà phê chin đỏ, có năng xuất hơn và nâng cao giá trị sản phẩm của hạt cà phê Buôn Ma Thuột.
Quốc Hùng - Duy Hòa
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.