Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 3 năm 2020 | 7:3

Đắk Nông: Nhiều hộ dân xin thoát nghèo

Những năm gần đây, công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Với sự nỗ lực trong phát triển kinh tế, nhiều hộ đã mạnh dạn tự nguyện đăng ký xin thoát nghèo.

Trong đợt bình xét hộ nghèo cuối năm 2019, gia đình anh Trần Văn Hùng, thôn 8, xã Quảng Khê (Đắk G’long) là một trong 66 hộ dân viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo.

Anh Hùng cho biết, cuối năm 2009, gia đình anh rời Đồng Nai lên Đắk Nông làm kinh tế. Những năm đầu, khi đất đai sản xuất chưa có, hai vợ chồng phải đi làm thuê, nuôi hai con ăn học, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, thuộc diện hộ nghèo của xã Quảng Khê.

Kinh tế gia đình giảm bớt khó khăn, nên anh Hùng tự tin xin ra khỏi hộ nghèo.
Kinh tế gia đình giảm bớt khó khăn, anh Hùng tự tin xin ra khỏi hộ nghèo.

 

Tuy nhiên từ năm 2019, hơn 1ha cà phê, hồ tiêu của anh Hùng đã cho thu hoạch, con trai đầu đã tự đi làm nuôi sống bản thân nên gia đình anh Hùng xin địa phương cho thoát nghèo. “Muốn giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước và trao cơ hội được hỗ trợ cho những hộ dân khác là lý do khiến tôi viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo”, anh Hùng nói.

Ông Nguyễn Văn Kiện, Chủ tịch UBND xã Quảng Khê, cho biết, trong năm 2019, toàn xã ghi nhân  gần 250 hộ dân  tình nguyện làm đơn xin thoát nghèo. Điều này cũng cho thấy người dân đã từng bước thay đổi nhận thức, nỗ lực vươn lên làm giàu cho gia đình. 

Các hộ khó khăn đều được chính quyền hỗ trợ KHKT, vốn vay ưu đãi để cải thiện cuộc sống.
Các hộ khó khăn đều được chính quyền tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay ưu đãi để cải thiện cuộc sống.

 

Ngoài huyện Đắk G’long, các địa phương khác ở Đắk Nông cũng ghi nhận nhiều hộ dân tự nguyện viết đơn xin ra thoát nghèo.

Theo UBND tỉnh Đắk Nông, trong đợt bình xét hộ nghèo cuối năm 2019, toàn tỉnh có hơn 2.000 hộ dân viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo.

Việc nhiều hộ dân tình nguyện xin thoát nghèo cho thấy công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương đã có hiệu quả, người dân từng bước thay đổi cuộc sống. Hành động này của người dân đã góp phần xóa dần tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Nhà nước. Về phía các địa phương cũng đã xem xét và đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo nếu hộ nào đủ điều kiện, đời sống kinh tế không khó khăn. Các hộ được thoát nghèo cũng sẽ được chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm, giúp đỡ để các hộ không tái nghèo, kinh tế phát triển hơn.

 

 

 

Đông Quân
Ý kiến bạn đọc
  • Lan tỏa thông điệp bảo tồn động vật hoang dã đến sinh viên

    Lan tỏa thông điệp bảo tồn động vật hoang dã đến sinh viên

    Tỉnh Quảng Nam nâng cao hiểu biết, kiến thức về đa dạng sinh học và bảo tồn động vật hoang dã ở nhóm khách hàng tiềm năng và trẻ tuổi, đặc biệt là nhóm sinh viên. Thúc đẩy sự tham gia của ngành giáo dục nói chung và sinh viên nói riêng vào công tác giảm cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép.

  • Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

    Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

    UBND thành phố Huế vừa phối hợp cùng với Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” (VFBC, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ phát động chiến dịch hành động vì động vật hoang dã (ĐVHD).

  • Hội An tổ chức thành công ngày hội bắp nếp

    Hội An tổ chức thành công ngày hội bắp nếp

    Trong hai ngày 16-17/3 (nhằm mồng 7 và mồng 8 tháng hai âm lịch) đã diễn ra Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam – Hội An 2024 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam với nhiều hoạt động đặc sắc.

Top