Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 13 tháng 9 năm 2017 | 12:7

Đảm bảo an ninh biên giới Việt - Lào

KTNT -  Đường biên giới giữa 2 nước Việt Nam - Lào có chiều dài hơn 2.337km, việc đảm bảo an ninh vùng biên giới sẽ tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của 2 quốc gia.

Nhân dịp 2 nước Việt Nam và Lào kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (05/9/1962 - 05/9/2017) và 40 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2017), sáng nay (13/9), tại TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy Quảng Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền kết quả công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới, công tác quản lý biên giới Việt Nam - Lào năm 2017 cho các lực lượng làm công tác tuyên truyền về biên giới trên đất liền tuyến Việt Nam - Lào.

 Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh phát biểu tại hội nghị

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh phát biểu tại hội nghị

Đây là Hội nghị tập huấn tuyên truyền kết quả công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới, công tác quản lý biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất được tổ chức trong năm 2017.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Văn Linh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền về công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới và quản lý biên giới Việt Nam - Lào đã đạt được những kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới, như nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả ở những khu vực đặc thù như khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn…

Hội nghị lần này nhằm tuyên truyền việc hoàn thành công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào, bảo vệ biên giới và 2 văn kiện “Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào” và “Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào”.

Đây là cơ sở để xác định rõ ràng, chính xác cả trên thực địa và trong các tài liệu pháp lý giúp các lực lượng chức năng và nhân dân hai bên biên giới dễ dàng nhận biết đường biên giới, hệ thống mốc quốc giới và xử lý những vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý biên giới; góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, ổn định, hữu nghị hợp tác và phát triển bền vững…

Tại Hội nghị tập huấn, các đại biểu đã nghe và trao đổi, thảo luận về các vấn đề mối quan hệ Việt Nam - Lào, kết quả, ý nghĩa của công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào; những thuận lợi, khó khăn và phương hướng trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới; công tác tuyên truyền, vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự và nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý, bảo vệ biên giới Việt Nam - Lào; định hướng phát triển kinh tế biên giới trong thời gian tới; kết quả trao đổi thương mại qua biên giới thời gian qua và định hướng hợp tác trong thời gian tới.

                                                                                     Hải Yến

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top