Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 9 tháng 12 năm 2024  
Thứ ba, ngày 22 tháng 8 năm 2017 | 11:11

Dân Chi Lăng đổi đời nhờ trồng na theo VietGAP

Mô hình trồng na VietGAP giúp người dân Chi Lăng (Lạng Sơn) đổi đời.

Dẫn chúng tôi đến thăm một số mô hình trồng na an toàn ở thôn Quán Thanh (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng), ông Đoàn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, cho biết phát huy lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu, những năm gần đây, huyện chủ trương mở rộng diện tích đất trồng na. Huyện đã vận động nhân dân khai thác, tận dụng diện tích đất ở các chân núi, triền núi khó canh tác cây nông nghiệp truyền thống để cải tạo thành đất trồng na.

dan chi lang doi doi nho trong na hinh 1
Na Chi Lăng được người tiêu dùng ưa chuộng
Qua đó, năm 2015, tổng diện tích trồng na của toàn huyện là 1.200 ha, năm 2016 là hơn 1.300 ha và đến nay diện tích đạt 1.500 ha. Hiện, Chi Lăng là vùng sản suất na tập trung lớn nhất cả nước, với sản lượng hàng năm đạt 15.000 tấn.
Na Chi Lăng có hương vị đặc trưng riêng, nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Khi vào vụ, rất nhiều thương lái trong nước và người Trung Quốc đến tận vườn đặt mua. Nhiều gia đình người Tày, Nùng, Kinh ở Chi Lăng nhờ phát triển mô hình trồng na trên núi đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Vụ mùa năm 2016, có nhiều gia đình thu nhập 300 - 400 triệu đồng từ trồng na.
Tại vườn nhà, chị Đàm Thúy Hằng (37 tuổi, dân tộc Nùng) cho biết, gia đình chị đã trồng trên 1.000 cây na theo tiêu chuẩn VietGap, với nhiều ưu thế về chăm sóc, bảo quản, nâng cao chất lượng và tiêu thụ sản phẩm. Theo chị Hằng, mấy năm về trước, na bị bệnh chết cây, hỏng quả nhiều, và biết quả na chín nhanh, không để được lâu nên tư thương tìm cách ép giá. Do đó, trồng na vất vả nhưng cái nghèo cứ đeo bám người nông dân Chi Lăng.
“Gần đây, nghề trồng na được quan tâm và chuyển đổi mô hình nên sản lượng, chất lượng quả tốt hơn hẳn. Dân cũng không lo đầu ra nên gia đình tôi thu nhập khoảng 300 triệu đồng/vụ. Nhờ quả na, tôi đã xây được nhà, sắm sửa được các đồ dùng tiện nghi phục vụ cuộc sống”, chị Hằng phấn khởi nói.
Ông Đoàn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, cho biết huyện xây dựng vùng na VietGap để hướng đến nhân rộng trên toàn huyện. Năm 2017, huyện sẽ tiếp tục xây dựng 50 ha na VietGap tại xã Quang Lang. Để hiện thực hóa mục tiêu, huyện Chi Lăng tổ chức nhiều chương trình, hội nghị phát động sản xuất na an toàn với nội dung đánh giá, tổng kết sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật, vận động người dân sử dụng chất bảo vệ thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn và quy định để nâng cao chất lượng./.
Theo Thanh Hiền/Thanh Niên
 
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    “Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.

  • Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.

  • Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.

Top