Trong 2 ngày 20 và 21/4, nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam đã tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 69 năm ngày mất của cụ Huỳnh Thúc Kháng (21/4/1947-21/4/2016).
Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo các huyện Nghĩa Hành, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) và Tiên Phước (Quảng Nam), cùng các thầy cô giáo và học sinh các Trường THCS đã cùng nhau ôn lại và ghi nhớ công lao to lớn của cụ Huỳnh Thúc Kháng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
Thắp hương tưởng niệm cụ Huỳnh tại núi Thiên Ấn
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đặt vòng hoa và viêng hương cụ Huỳnh.
Là một chí sỹ yêu nước, đầu thế kỷ XX, cụ Huỳnh cùng với Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp khởi xướng phong trào Duy Tân và bị thực dân Pháp bắt. Các hoạt động yêu nước của phong trào này đã đánh thức, khơi dậy trong nhân dân tinh thần phản kháng với bộ máy thống trị của thực dân Pháp và bọn vua quan bù nhìn, tạo tiền đề cho phong trào kháng thuế nổ ra ở Quảng Nam, Quảng Ngãi rồi lan rộng ra các tỉnh miền Trung. Năm 1908 , Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp giam tại Côn Đảo. Sau khi mãn hạn tù, cụ Huỳnh tham gia hoạt động chiến trường rồi hoạt động báo chí, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Tiếng Dân – tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ở Trung kỳ. Tờ báo với chủ bút Huỳnh Thúc Kháng đã góp phần đắc lực vào cuộc đấu tranh tố cáo chính sách nô lệ thực dân Pháp, vạch mặt bọn Việt gian, đòi dân sinh, dân chủ. Sau CMT8 năm 1945, cụ Huỳnh tham gia Chính phủ liên hiệp kháng chiến, giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ rồi quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong chuyến đi kinh lý các tỉnh miền Trung, cụ Huỳnh lâm bệnh nặng và mất tại Quảng Ngãi ngày 21/4/1947, thọ 71 tuổi, thi hài cụ được an táng trên núi Thiên Ấn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cả đời cụ không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập”. Còn trong điếu văn đọc tại lễ an táng Cụ ngay tại nơi này ngày này 69 năm về trước, đồng chí Phạm Văn Đồng, đại diện Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ, có những lời lẽ thật xúc động: “Chúng ta sẽ nhớ luôn luôn tấm gương hy sinh tận tụy của Cụ, coi nước coi dân cao hơn tất cả, quên hẳn gia đình, không biết cá nhân”.
Năm 1946, cụ Huỳnh về làm việc tại Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ đóng tại thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Do ốm nặng và tuổi cao sức yếu, Cụ đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 21/4/1947, thọ 71 tuổi. Thi hài cụ được an táng trên núi Thiên Ấn (Quảng Ngãi).
Hải Vân
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.