Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 5 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 24 tháng 7 năm 2017 | 8:27

Dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại ngã ba biên giới

Sáng 24/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đoàn công tác Chính phủ đã dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Ngọc Hồi, Kon Tum tại ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đoàn công tác Chính phủ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Ngọc Hồi, Kon Tum. Ảnh: VGP/Đình Nam

Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Ngọc Hồi là nơi yên nghỉ của 1.283 liệt sĩ hy sinh tại Kon Tum và ở các chiến trường Campuchia, Lào.

Trong đó hài cốt liệt sĩ quy tập trong nước là 21 mộ, quy tập từ Lào là 332 mộ, quy tập từ Campuchia là 751 mộ. Số mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin là 36 mộ, còn thiếu một phần thông tin là 121 mộ, chưa xác định được tên là 1.124 mộ và có 2 mộ tập thể.

Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Hoà cho biết, những năm qua, tỉnh liên tục tổ chức các đợt tìm kiếm, quy tập các hài cốt liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh trên địa bàn cũng như tại Lào, Campuchia.

Phó Thủ tướng dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ tại Nghĩa trang Ngọc Hồi. Ảnh: VGP/Đình Nam


Ngay trong tháng 5/2017, tỉnh đã tổ chức quy tập về Nghĩa trang Liệt sĩ Ngọc Hồi hơn 10 hài cốt liệt sĩ mới tìm thấy, nhưng chưa xác định được danh tính.

Đây không chỉ là nỗi đau, trăn trở của thân nhân, đồng đội các liệt sĩ mà còn là sự trăn trở của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum.

Phó Thủ tướng dự lễ khánh thành công trình Bia Tưởng niệm khắc tên 497 liệt sĩ hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968 và Xuân-Hè 1972 trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhưng chưa tìm thấy hài cốt.

Tri ân sự hy sinh của các liệt sĩ, đáp lại mong mỏi của thân nhân, đồng đội các liệt sĩ, nhân dịp này, UBND tỉnh Kon Tum đã tổ chức khánh thành công trình Bia Tưởng niệm khắc tên 497 liệt sĩ hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968 và Xuân-Hè 1972 trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhưng chưa tìm thấy hài cốt.

Tại lễ khánh thành, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền tỉnh Kon Tum, thân nhân các liệt sĩ, các cựu chiến binh… cùng bày tỏ lòng thành kính, tiếc thương và biết ơn vô hạn đối với các anh hùng liệt sĩ - những người con ưu tú của dân tộc đã chiến đấu anh dũng, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đem lại hoà bình, độc lập, tự do cho đất nước và cuộc sống yên bình cho nhân dân. 

Phó Thủ tướng thăm di tích lịch sử Ngục Kon Tum. Ảnh: VGP/Đình Nam

Tới thăm di tích lịch sử Ngục Kon Tum, nơi thực dân Pháp đã giam giữ, tra tấn, sát hại hàng trăm chiến sĩ cách mạng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi lại cảm tưởng: Dân tộc độc lập, tổ quốc toàn vẹn, đất nước hòa bình, phát triển hôm nay nhờ công lao, xương máu của bao thế hệ anh hùng liệt sĩ. Thành kính trước anh linh các liệt sĩ hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Lòng yêu nước thương nòi, ý chí cách mạng của các bậc tiền bối mãi là đuốc sáng soi đường cho các thế hệ mai sau. Hãy cùng nhau gìn giữ, tôn tạo di tích lịch sử đặc biệt ý nghĩa này và cùng giữ ngọn lửa cách mạng để tổ quốc Việt Nam “từ trong khói lửa rũ bùn đứng dậy sáng lòa” sánh cùng năm châu bè bạn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Y Nối sống tại làng Đắk Rao Lớn, thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô. Ảnh: VGP/Đình Nam

Sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Y Nối sống tại làng Đắk Rao Lớn, thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô. Mẹ Y Nối có một con trai duy nhất là liệt sĩ A Din sinh năm 1953, đội viên du kích xã Pa Kô hy sinh tháng 12/1972 trong trận đánh ấp chiến lược Kon Tum.

Thăm hỏi sức khoẻ, đời sống hằng ngày của Mẹ Y Nối, Phó Thủ tướng mong muốn đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương tiếp tục quan tâm, chăm sóc đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần đối với những người có công, gia đình chính sách; thực hiện đúng truyền thống đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa” của dân tộc.

Phó Thủ tướng tới thăm nữ Anh hùng lực lượng vũ trang Y Buông, người dân tộc Xê Đăng, ở tại khối 3, thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô. Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng đã tới thăm nữ Anh hùng lực lượng vũ trang Y Buông, người dân tộc Xê Đăng, ở tại khối 3, thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô. Tham gia cách mạng từ năm 1960, trong suốt những năm kháng chiến ác liệt, bà Y Buông luôn vượt qua hiểm nguy dưới làn đạn quân thù để tiếp tế lương thực, thực phẩm cho các đồng chí trong đơn vị. Đặc biệt vào năm 1967 khi cả đơn vị đi tải gạo gần hết chỉ còn bà và hai đồng chí cùng đơn vị ở lại trông coi kho lương thực và bảo vệ thương bình thì bị khoảng 15 tên biệt kích tấn công. Bà và 2 đồng chí cùng với 3 thương binh anh dũng kháng cự, đẩy lùi và tiêu diệt một tiểu đội biệt kích địch. Bản thân bà tiêu diệt được 4 tên. Bà Y Buông hiện là thương binh nặng, nhưng vẫn tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng ở khối phố.

Trò chuyện với bà Y Buông, Phó Thủ tướng gửi lời thăm hỏi, chúc sức khoẻ và mong bà tiếp tục phát huy truyền thống “bộ đội cụ Hồ”, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương, góp phần tích cực vào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá.

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top