Ngày Quốc khánh 2/9 đang đến rất gần. Hòa chung không khí với cả nước, TP. Hồ Chí Minh và những tỉnh lân cận đang có nhiều hoạt động hướng tới ngày Lễ đặc biệt này.
Những ngày này, nhóm PV Tạp chí Kinh tế nông thôn cũng đã có hành trình về một số địa danh đã từng gắn bó với lịch sử đấu tranh đầy hào hùng trong những năm kháng chiến.
Mười tám Thôn Vườn Trầu - Xứng danh quê hương anh hùng
Trong lịch sử cách mạng, địa danh “Hóc Môn - Bà Điểm” nổi tiếng với “Mười tám thôn vườn trầu”, nơi đã ghi lại dấu chân, hơi thở của nhiều chiến sĩ cách mạng gắn liền với những chiến công oanh liệt. Phát huy truyền thống anh hùng, ngày nay Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, hàn gắn những vết thương chiến tranh để lại, cùng chung sức, đồng lòng để đạt được nhiều thành quả tích cực trong các lĩnh vực.
Địa danh Hóc Môn – Bà Điểm với “Mưới tám thôn vườn trầu” nổi tiếng, nơi đây đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến. Cụ thể, năm 1859, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định, tiếp đến liên tục tham gia chiến đấu dưới các ngọn cờ khởi nghĩa của nghĩa quân Trương Định - Trương Quyền (1859 - 1870), Nguyễn Anh Thủ (1871). Cuộc khởi nghĩa năm 1885 tại “Mười tám thôn vườn trầu” do Phan Công Hớn và Nguyễn Văn Quá lãnh đạo, đã tập trung hàng nghìn nghĩa quân tiến công vào huyện lỵ Bình Long (huyện Hóc Môn ngày nay), giết chết tên Đốc phủ sứ gian ác tay sai của thực dân Pháp Trần Tử Ca, giải thoát nhiều người dân vô tội bị giam cầm.
Nơi đây được xem cái nôi của cách mạng, quy tụ nhiều hào kiệt, nhân sĩ, trí thức cách mạng như Nguyễn An Ninh, Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai…
Đỉnh điểm cho tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của người dân “Mười tám thôn vườn trầu” là cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 đã ghi một dấu son chói lọi trong lịch sử dấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân nơi đây luôn giương cao ngọn cờ yêu nước, trung kiên với Đảng, với cách mạng để góp sức mình cùng giải phóng quê hương, thống nhất đất nước.
Chiến tranh qua đi, để lại cho vùng đất anh hùng nhiều khó khăn, thách thức. Với phương châm biến khó khăn thách thức thành lợi thế thông qua các hành động cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hóc Môn tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, hàn gắn những vết thương chiến tranh để lại, cùng chung sức, đồng lòng để đạt được nhiều thành quả tích cực trong các lĩnh vực.
Đến nay, Hóc Môn đạt được những kết quả đáng ghi nhận về kinh tế, văn hoá – xã hội. Ngoài sự đầu tư của Nhà nước, huyện đã có chính sách khuyến khích tạo mọi điều kiện cho nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp tham gia phát triển sản xuất; nổi bật là, địa phương có hàng trăm dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó một số dự án đã đi vào hoạt động. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cơ bản đúng hướng “thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp”; thu nhập bình quân đạt 63,732 triệu đồng/người/năm.
Theo ông Trần Văn Khuyên, Bí thư Huyện uỷ Hóc Môn, trong những năm qua, diện mạo của Hóc Môn nói chung và “Mười tám thôn vườn trầu” nói riêng đã có nhiều thay đổi. “Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đem đến những thay đổi đáng kể cho diện mạo của địa phương, đó là hạ tầng nông thôn từng bước được cải thiện; các tuyến đường liên xã, liên ấp được nâng cấp mở rộng; các thiết chế văn hóa, thể dục - thể thao, trường học,... không ngừng được nâng cấp, tôn tạo và đầu tư xây dựng mới. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp dần chuyển sang nông nghiệp đô thị; thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững”, ông Trần Văn Khuyên chia sẻ.
Để xứng đáng là quê hương anh hùng, thời gian tới, thực hiện chủ trương của cấp trên, huyện đang tập trung xây dựng lộ trình, định hướng Hóc Môn trở thành quận giai đoạn 2025 - 2030; trong đó, huyện đã giới thiệu quy hoạch và mời gọi đầu tư vào 23 vị trí khu đất dự án nhằm phát triển địa phương trong giai đoạn 2020 - 2025, đây là những khu vực rất thuận lợi về kết nối giao thông và đến nay đã có nhiều doanh nghiệp lớn quan tâm tìm hiểu để đầu tư vào huyện Hóc Môn.
Trên vùng đất lịch sử thiêng liêng Hóc Môn - Bà Điểm “18 thôn Vườn Trầu”, cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Hóc Môn đang ra sức học tập, nỗ lực làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không ngừng nâng cao nâng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ huyện, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đoàn kết, trách nhiệm, nêu gương và không ngừng đổi mới, sáng tạo, xứng đáng với niềm tin của nhân dân. Phát huy tinh thần bất diệt truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hóc Môn cùng chung sức, đồng lòng nỗ lực xây dựng quê hương Hóc Môn anh hùng ngày càng giàu đẹp, góp phần vào xây dựng TP. Hồ Chí Minh ngày càng có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Chiến khu Đ - dấu ấn giá trị lịch sử
Chiến khu Đ là căn cứ quan trọng của cách mạng ở miền Đông Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Với những giá trị lịch sử to lớn, Chiến khu Đ đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Chiến khu Đ được hình thành vào tháng 02/1946 với địa bàn ban đầu bao gồm 5 xã: Mỹ Lộc, Tân Hòa, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (nay thuộc thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Trong từng giai đoạn lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, phạm vi Chiến khu Đ lại có sự thay đổi khác nhau.
Phạm vi ban đầu của Chiến khu Đ gồm 5 xã thuộc huyện Tân Uyên, nhưng từ năm 1948, Chiến khu Đ được mở rộng hơn. Theo đó, Chiến khu Đ lấy đường 16 từ phía Tây và sông Đồng Nai từ phía Nam làm ranh giới để mở rộng lên phía Bắc tới Phước Hòa và phía Đông tới sông Bé, sau đó lên phía Bắc và Đông Bắc. Tuy nhiên, phạm vi chủ yếu của chiến khu nằm trên vùng đất: Phía Tây giáp đường 16, đoạn từ thị trấn Tân Uyên lên Cổng Xanh; phía Bắc giáp sông Bé, đoạn từ cầu Phước Hòa lên Chánh Hưng; phía Đông vẫn giáp sông Bé đoạn từ Chánh Hưng đến ngã ba Hiếu Liêm và phía Nam giáp sông Đồng Nai, đoạn từ ngã ba Hiếu Liêm về thị trấn Tân Uyên.
Đầu năm 1975, Chiến khu Đ được xây dựng hoàn chỉnh. “Đ” trong Chiến khu Đ là mật danh chỉ tổng hành dinh của Khu 7, nằm trong hệ thống các khu vực của khu tính theo thứ tự bảng chữ cái (A: Căn cứ giao thông liên lạc, B: Căn cứ hậu cần, C: Khu bộ đội thường trực). Ngoài ra, còn có một số cách lý giải khác như: “Đ” là chữ viết tắt của chiến khu Đồng Nai; chiến khu miền Đông hay “Đ” mang ý nghĩa là “đỏ”, ý chỉ vùng chiến khu cách mạng kiên cường, một “địa chỉ đỏ” của cả nước; “Đ” là chữ cái đầu của địa danh Đất Cuốc - nơi bộ đội Huỳnh Văn Nghệ xây dựng cứ điểm đầu tiên.
Theo nhiều chuyên gia, Chiến khu Đ được coi là trung tâm kháng chiến, là nơi ra đời và phát triển của các lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ như tiểu đoàn 800, trung đoàn 762, sư đoàn 9, sư đoàn 5. Tên Chiến khu Đ gắn liền với những chiến công vang dội trong lịch sử chống ngoại xâm của quân dân miền Đông Nam Bộ. Sự tồn tại và phát triển của nó đã góp phần vào thắng lợi chung của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam.
Ngày nay, với ý nghĩa lịch sử, đóng góp to lớn của Chiến khu Đ qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã xếp hạng Chiến khu Đ là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 11/05/2010.
Chiến khu Đ là một trong những địa danh lịch sử được quan tâm trùng tu, bảo tồn với giá trị lịch sử to lớn. Hàng năm, Chiến khu Đ được chọn làm nơi tổ chức các buổi sinh hoạt đoàn thể, tham quan học tập của các trường học, các đoàn thể, cơ quan hay những người dân yêu Tổ Quốc.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.