Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 7 tháng 10 năm 2019 | 8:22

Dấu mốc lịch sử trong giải quyết biên giới Việt Nam-Campuchia

Việc ký kết 2 văn kiện về biên giới đất liền trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hunsen là dấu mốc lịch sử quan trọng.

Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam 2 ngày cuối tuần qua, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ký 2 văn kiện quan trọng về vấn đề biên giới. Đó là Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia và Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia. 

Đây là dấu mốc lịch sử trong tiến trình giải quyết biên giới đất liền giữa hai nước, đánh dấu nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam và Campuchia trong việc xử lý vấn đề về cắm mốc biên giới. 

dau moc lich su trong giai quyet bien gioi viet nam-campuchia hinh 1

Thủ tướng Việt Nam và Campucha ký kết các văn kiện về biên giới đất liền giữa hai nước

Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.245 km, đi qua địa giới hành chính 10 tỉnh của Việt Nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang và đi qua 9 tỉnh của Campuchia gồm: Rattanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tboung Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takeo và Kampot.

Trong gần nửa thế kỷ qua, Việt Nam và Campuchia đã tiến hành nhiều đợt đàm phán, ký kết được nhiều văn kiện pháp lý để ghi nhận thành quả giải quyết biên giới giữa hai nước.

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia đã được hoạch định trong Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 27/12/1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 10/10/2005.
Trên cơ sở hai hiệp ước này, Việt Nam và Campuchia đã triển khai công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền từ đầu năm 1986. Tính đến tháng 12/2018, hai bên đã hoàn thành khoảng 84% khối lượng công tác phân giới, cắm mốc.

Văn bản pháp lý vừa được ký kết sẽ tạo bước đệm quan trọng để hai nước tiến tới thống nhất 100% việc cắm mốc, xác định biên giới, từ đó tạo điều kiện góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.

dau moc lich su trong giai quyet bien gioi viet nam-campuchia hinh 2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại sự kiện
 

Theo đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đây là thành quả vô cùng quan trọng của hai nước bởi trong hơn 3 năm gần đây, lãnh đạo cấp cao hai nước mà cụ thể là hai Thủ tướng thường xuyên gặp nhau bên lề các hội nghị đa phương và sự kiện quốc tế nhằm trực tiếp giải quyết và tháo gỡ từng vướng mắc trong quá trình phân giới, cắm mốc vốn cực kỳ phức tạp và khó khăn . Tất cả vì mục tiêu sớm kết thúc một trong những vấn đề lớn nhất do lịch sử để lại trong quan hệ giữa hai nước. Đây cũng là một tài sản quý báu để lại cho muốn đời con cháu mai sau. 

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng cho rằng, việc ký kết các văn kiện pháp lý về biên giới là tuyên bố mạnh mẽ với khu vực và thế giới, của hai quốc gia độc lập, có chủ quyền là CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia về ý chí quyết tâm hợp tác, xây dựng đường biên giơi hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích của nhau , bình đẳng, cùng có lợi, vì hạnh phúc, phồn vinh của nhân dân hai nước . 

Về phần mình, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hunsen nêu rõ “Nếu chúng ta không cố gắng chấm dứt vấn đề biên giới này thì hai nước chúng ta sẽ còn có mâu thuẫn kéo dài đến những đời sau nữa về đường biên giới và nó cũng rất dễ trở thành chủ đề bị lợi dụng trong các cuộc tranh giành chính trị”.

dau moc lich su trong giai quyet bien gioi viet nam-campuchia hinh 3

Ông Lê Hoài Trung- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

 

Ông Lê Hoài Trung- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nhận định: Lần đầu tiên trong lịch sử giữa hai nước, Việt Nam và Campuchia đã ký được 1 văn kiện pháp lý, đó là Nghị định thư về phân giới cắm mốc phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Thứ hai, với các Hiệp ước, Hiệp định, các Thỏa thuận đã có, tạo khung pháp lý rất quan trọng cho việc quản lý đường biên giới.  

Nhân sự kiện này, cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hunsen đều khẳng định quyết tâm chính trị sẽ chỉ đạo và đôn đốc công tác phân giới cắm mốc trên 16% đường biên giới đã được hoạch định còn lại, tương đương với khoảng 200km, trong đó 6% sẽ được hoán đổi đất đai do cư dân hai bên xen canh, xen cư nhiều năm nay. 10% còn lại nằm tại 6-7 khu vực khác nhau, hai bên sẽ tiếp tục đối thoại và thương lượng dựa trên kinh nghiệm đã đạt được và dựa trên luật pháp quốc tế, cố gắng thúc đẩy nhanh vấn đề này.

Sau khi các văn bản này được ký, hai nước sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục phê chuẩn nội bộ và đăng ký lưu hành tại Liên Hợp Quốc./.

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top