Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 2 tháng 3 năm 2022 | 20:59

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện thể chế liên quan dữ liệu dân cư

Chiều 2/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp về kết quả bước đầu và các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025.

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được gọi tắt là Đề án 06.

 

ttg.jpg

Báo cáo tại cuộc họp cho biết, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai Đề án 06, Chính phủ và các bộ, ngành đã đôn đốc, chỉ đạo, đánh giá, rà soát công việc, tập trung vào kết nối các dữ liệu: tiêm chủng, học sinh, thuế để phục vụ ngay tiện ích cho công dân và doanh nghiệp. Sau hơn 1 tháng triển khai Đề án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong thời gian tới, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện thể chế liên quan dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử. Thực hiện kết nối, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đúng lộ trình Đề án 06. Trong đó 06 bộ, ngành liên quan (Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư và Bảo hiểm xã hội Việt Nam) thống nhất giải pháp sử dụng số định danh duy nhất từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thực hiện làm “sạch” dữ liệu cho các đơn vị qua cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư và tích hợp làm giàu dữ liệu dân cư, triển khai tích hợp, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu lên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo đúng thời hạn quy định của Đề án 06. Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được xác định lộ trình cụ thể trong Đề án 06 đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu…

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, sau hơn 1 tháng triển khai Đề án 06, chúng ta đã đạt được một số kết quả nhất định, đặc biệt chứng minh đây là hướng đi đúng đắn, kịp thời. Việc thực hiện Đề án 06 là một phần thực hiện đột phá chiến lược về hạ tầng đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định, góp phần góp phần chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số.

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai đề án, trong đó phải triển khai đầy đủ các nội dung, phân công trách nhiệm cụ thể để tổ chức thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến thực hiện các nội dung của đề án. Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chi kinh phí các dự án công nghệ thông tin, nhất là khắc phục những lỗ hổng về an ninh, an toàn để kịp thời phục vụ đề án.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu. Khẩn trương thực hiện kết nối, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đúng lộ trình Đề án 06 đưa ra. Tập trung nguồn lực, ưu tiên triển khai thực hiện Đề án 06 tại 05 thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó giao UBND Thành phố Hà Nội triển khai làm điểm.

Thủ tướng nhấn mạnh, phải tiếp tục nâng cao nhận thức về thực hiện đề án vì đây là đề án trực tiếp liên quan đến các đột phá chiến lược, các lợi ích của người dân, doanh nghiệp và của quốc gia, không phải là đề án của một bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương nào. Trên cơ sở dữ liệu dân cư để phát triển, phục vụ cho Chính phủ số, công dân số, kinh tế số, do đó phải xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, sản phẩm dùng chung. Trong quá trình thực hiện cần linh hoạt, tăng quyền hạn cho tổ công tác để quyết định các vấn đề trong thẩm quyền.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các địa phương kiện toàn tổ công tác để thường xuyên phối hợp với tổ công tác Trung ương và các bộ, ngành triển khai đề án. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện có hiệu quả 25 dịch vụ công thiết yếu, trong đó xác định rõ trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong tổ chức, triển khai, chỉ đạo, đặc biệt là nhận thức của cán bộ trực tiếp giải quyết dịch vụ công từ cấp cơ sở.

Thủ tướng giao tổ công tác Trung ương thống kê đầy đủ các đầu việc các bộ, địa phương được giao theo Quyết định 06 và có văn bản yêu cầu các bộ, địa phương rà soát, đối chiếu để ban hành bổ sung các nhiệm vụ còn thiếu, bị bỏ sót.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường nguồn lực, sắp xếp, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục xây dựng, kết nối các nền tảng để chia sẻ dữ liệu dùng chung. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng, rút kinh nghiệm kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân làm tốt; đồng thời kiểm điểm những nơi làm chưa tốt; lấy việc triển khai thực hiện Đề án này để rút kinh nghiệm chỉ đạo các đề án khác trong chuyển đổi số và thực hiện các nhiệm vụ khác cả về bảo đảm nguồn lực, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác phối hợp, triển khai thực hiện…/.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top