Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2021 | 13:38

Dạy online an toàn, sáng tạo ở Trường Tiểu học Chu Văn An

Do dịch Covid-19 ở Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, vì vậy, Trường Tiểu học Chu Văn An đang tổ chức cho học sinh học trực tuyến.

 mt.JPG

Học sinh Nguyễn Minh Tâm, lớp 3B, trong giờ học online tại nhà.

 

Giúp các con học online tốt

Cô giáo Lê Thị Liên, giáo viên lớp 5I Trường Tiểu học Chu Văn An, quận Tây Hồ (Hà Nội), cho biết, do dịch Covid-19 kéo dài, nên ngay từ đầu năm học 2021 – 2022 đã phải dạy online.

Đây là công việc mới mẻ và rất khó khăn, vì vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa cô trò, nhà trường và phụ huynh hết sức quan trọng, nhất là việc đảm bảo an toàn cho các con ở lứa tuổi này.

Do vậy, về phía nhà trường, ngay khi chưa bước vào năm học mới, đã phải xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là đường truyền, cam, máy in, máy quét. Những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường hỗ trợ lắp đặt đường truyền để giảng dạy.

Đồng thời, sử dụng quỹ tiết kiệm, hoặc xã hội hoá, mua thêm lap top phục vụ dạy trực tuyến. Chú trọng bồi dưỡng nhân lực, để giáo viên đáp ứng việc chuyển đổi số, kỹ năng an toàn cho cô và trò.

Nếu như trước đây nhà trường sử dụng phần mềm room (hay có các trang mạng “đen” nhảy vào trong giờ học). Nay đã sử dụng phần mềm Microsoft Teams, phần mềm không giới hạn, tính bảo mật cao, chỉ giáo viên và học sinh mới đăng nhập được. Ngoài ra, không ai vào được, kể cả cấp quản lý, nếu không có tài khoản.

Mặt khác, giáo viên còn phải phối hợp tốt với phụ huynh, để thống nhất cách làm, cách quản lý học sinh học tập ở nhà, bình quân có 3 tiết học/ngày, mỗi tiết 40 phút, nghỉ giữa tiết 10 phút.

Về phần mềm, các con có tài khoản nội bộ, đến giờ học, cứ thế vào (các bạn lớp khác không vào được).

Về công cụ học tập như máy tính, điện thoại cũng được cô giáo Liên cho biết, đa phần học sinh lớp 5I học máy tính. Việc học bằng điện thoại di động, cũng đã được khuyến cáo đến phụ huynh, để phòng tránh những tình huống cháy nổ đáng tiếc xảy ra.  

Đặc biệt, đáng ghi nhận là, gần như những buổi đầu ở lớp 5I bố mẹ, ông bà học sinh, đều giám sát việc học trực tuyến của các con. Nhà trường cũng đã vận động cha mẹ học sinh, tìm hiểu công nghệ thông tin với các con, trước khi học trực tuyến.

Mặt khác, chúng tôi đã rèn cho các con nề nếp học tập tự giác, không tạo áp lực học trực tuyến. Nhất là phụ huynh Hà Nội hay gây áp lực điểm số cho các con.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khiếm khuyết là, do không được đến trường để khai giảng, cô giáo không biết được tâm tính, năng lực của các con, phải tìm hiểu trực tuyến, khó khăn hơn rất nhiều. Ví dụ, khi các con trả lời cô giáo, hoặc, làm bài tập, có sự tham gia của phụ huynh, cô giáo cũng không phát hiện được.

Phải làm sao để các con trung thực trong học trực tuyến, chuẩn bị đồ dùng, góc học tập, tạo nhóm học tập rất nan giải. Nhất là việc tạo nhóm Zalo trong giờ học, vấn đề này như con dao 2 lưỡi, tác dụng ít, tác hại nhiều. Ở lớp, có thể quan sát vẻ mặt các con để biết, nhưng học trực tuyến thì chịu.

Hoặc, các con có thể đang “chát” với nhau, hay chơi điện tử, không ghi chép bài, không làm bài tập, cô giáo cũng không biết được.

“Do học trực tuyến, không nhìn thấy mặt học sinh, nên tôi đã mày mò, và nảy ra sáng kiến, phải chia đôi màn hình, để nhìn thấy các con, còn lại ½ màn hình là nội dung bài giảng. Mặt khác, để giờ học không nhàm chán, phải dùng phần mềm trò chơi trong học tập, ví như, trò chơi trong phần khởi động, hoặc trong phần củng cố bài.

Hoặc, thiết kế phần mềm để làm bài trắc nghiệm ngắn, qua đó có thể biết các con có hiểu bài không, để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy trực tuyến” – cô giáo Liên cho biết thêm.

Chị Nguyễn Diệu Hương, Trưởng Ban phụ huynh lớp 5I cho biết, cô giáo Lê Thị Liên, Chủ nhiệm lớp 5I là người có rất nhiều sáng tạo trong việc học online cho các con, giúp các con bắt nhịp được cách học online ngay từ đầu năm học đến nay, tương đối tốt (năm học 2020 - 2021, chỉ học online được nửa năm).

Trước khi cho các con học, Lớp 5I đã có khảo sát các gia đình về cơ sở vật chất, để các con yên tâm, thoải mái khi học tập. Kết quả cho thấy, qua 3 tháng nghỉ hè, vào học online ngay, các con còn nhiều chuyệch choạc. Sau 2 tuần học, bắt đầu ổn định dần, tất cả các con đã dùng máy tính để học

Đặc biệt, đã biết giơ tay phát biểu rất nhiều, không còn nói leo, giờ học cũng bắt đầu sôi nổi, hăng say hơn. Các giáo viên khác như: Mỹ thuật, kỹ thuật, thể dục, vẽ, cũng thường xuyên gửi video cho phụ huynh xem. Đồng thời, bắt buộc các con phải làm bài, nếu không làm, cô giáo đóng trang, không vào được.

Ví dụ, có bạn còn mải chơi, bố mẹ bận đi làm, con quên giờ học, quên nộp bài, nếu ở lớp, cô sẽ hướng dẫn chữa bài, còn ở nhà, bố mẹ phải nhắc, hoặc, quay video để gửi cho cô giáo.

“Cứ sau 2 giờ học, cô giáo cho giải lao, các bạn có phòng rộng để nói chuyện thoải mái, ví như: “Hôm nay cô nói khó nghe, cô khó tính, hay có bạn nói ngọng… Một số ít phản ánh về đường truyền của mạng chưa tốt; hoặc bố mẹ đi vắng, không biết xử lý khi máy tính bị trục trặc (phần cứng) như thế nào”... Tất cả những thắc mắc của các con, đều được cô giáo và Ban phụ huynh làm rõ, để bố mẹ yên tâm - chị Hương cho biết thêm”.

Để có buổi học onlien tốt, an toàn 

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ngoài việc học máy tính cây, máy tính bảng, tương đối an toàn, thì vẫn còn nhiều học sinh phải học qua điện thoại. Vì vây, Trường Tiểu học Chu Văn An đã gửi thông báo cho cha mẹ học sinh, và hướng dẫn phụ huynh cách cho con học online an toàn.

Ví như: sáng mai, con có buổi học trực tuyến thì phải sạc đầy pin điện thoại từ tối nay.

Ở trên lớp, cô giáo cũng đã dạy (như 1 tiết học), để hướng dẫn các con cách chuẩn bị điện thoại học online an toàn, như: Không tự ý sờ, chạm vào giây nguồn của laptop trong khi học.

Thấy chập điện, cháy, nổ, cần tránh xa, hô to, và tìm ngay sự giúp đỡ từ người lớn. Không để đồ ăn, đồ uống cạnh thiết bị học trực tuyến… 

Chị Phạm Thanh Thuý, phường Phúc Xá, Quận Ba Đình, mẹ bé Nguyễn Ngọc Nhi, học sinh lớp 3B, cho biết: “Cháu Ngọc Nhi học online bằng máy tính bảng Samsung, màn hình to 12 inch, nhìn rõ như màn hình tivi; âm lượng to, rõ.

Cách sạc pin như điện thoại, pin đầy, dùng đủ cho cả 3 tiết học. Sử dụng rất an toàn, nếu pin được sạc đầy trước buổi tối, trong giờ học, cháu không hề phải lo về việc sạc pin.   

Nếu xảy ra cháy nổ, đó là do điện thoại quá cũ, pin đã “chai”, phải sạc nhiều lần trong giờ học, hoặc vừa học, vừa sạc, để theo kịp bài giảng. Do vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý, nếu điện thoại phải sạc pin liên tục, vừa dùng đã cạn, thì phải thay pin ngay để đảm bảo an toàn cho các con”.

Cô Nguyễn Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An, phường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, cho biết: “Cô giáo Liên, là một trong những giáo viên tâm huyết, say sưa với nghề. Nhất là việc chịu khó tìm tòi, sáng tạo ra những phần mềm bổ ích trong học tập, vui chơi. Giúp các con thoải mái, không nhàm chán trong giờ học trực tuyến.

Đồng thời, chúng tôi rất quan tâm đến việc an toàn cho các con khi học trực tuyến. Đã cho dạy cách sử dụng điện thoại, máy tính, như một tiết học bình thường. Thường xuyên nhắc nhở phụ huynh và học sinh, tuyệt đối không được vừa sạc pin, vừa học, nếu sáng mai có giờ học, phải sạc pin từ tối nay.

Nếu không may, điện thoại hoặc ipad hết pin, phải báo ngay, để cô giáo cho học vào buổi khác, ngay từ đầu năm học, nhà trường cũng đã thống nhất việc này với phụ huynh”.

Ngoài ra, để có những giờ học trực tuyến tốt, an toàn và giúp các con có giờ chơi thoải mái như trên sân trường, nhà trường còn có hoạt động thể dục nhịp điệu, ca nhạc, trò chuyện, tâm sự với nhau. Học sinh không phải ngồi một chỗ, chỉ cần lắng nghe là các con hiểu được nội dung sinh hoạt giữa các tiết học. 

“Đối với phụ huynh, chúng tôi cũng đã vận động, nhắc nhở, làm tốt công tác tư tưởng, khi các con tiếp cận phương pháp này.

Đáng ghi nhận là, mặc dù nhà cửa, phòng khách chật hẹp, song, nhiều gia đình đã ưu tiên, sắp xếp không gian học tập yên tĩnh cho các con rất tốt” – cô Huệ cho biết thêm.

 

dương an như
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top