Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 4 tháng 8 năm 2020 | 21:54

ĐBSCL: Thiệt hại nặng do bão số 2 gây ra

Trong ngày 2-3/8, do ảnh hưởng của bão số 2 nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã có mưa trên diện rộng, kèm theo dông lốc, khiến hơn 1.400 căn nhà bị sập, tốc mái, ước thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

nhiều-căn-nhà-bị-tốc-mái-tại-tpcần-thơ-dáninh.jpg
 Nhiều căn nhà bị tốc mái tại TP.Cần Thơ.

 

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, TP. Cần Thơ đã xảy ra cơn mưa dông kèm theo giólốc làm khoảng 100 căn nhà bị sập, tốc mái và nhiều cây xanh ngã đổ. Ngay khi dông lốc xảy ra, chínhquyền địa phương cùng cơ quan chức năng nhanh chóng hỗtrợ người dân, khắc phục hậu quả.Tiến hành thămhỏi, hỗ trợ dọn dẹp sau thiên tai, ổn định chỗ ở cho người dân, hỗ trợ các hộ dânsửa chữa nhà...

Tại Kiên Giang: Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Kiên Giang, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang cho biết, từ đầu tháng 8 đến nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 trên biển Đông hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang xảy ra mưa giông, gió mạnh làm thiệt hại 429 căn nhà của dân. Trong đó 32 căn bị ngập nước từ 30 - 40 cm, 104 căn nhà bị sập hoàn toàn, tốc mái 293 căn, ước tổng giá trị thiệt hại về vật chất là gần 5,4 tỷ đồng.

Riêng trên huyện đảo Phú Quốc, có 32 căn nhà bị ngập, 1 căn nhà bị sập và 27 căn nhà bị tốc mái. Ngoài ra, còn có 7 chiếc ghe nhỏ bị chìm và 3 cây to bị đổ ngã. UBND huyện Phú Quốc đã chỉ đạo lực lượng sơ tán 2 hộ dân tại xã Cửa Cạn đến nơi an toàn.

Theo ông Trung, Chi cục Thủy lợi Kiên Giang kịp thời vận hành mở các cống ngăn mặn từ Rạch Giá đến Kiên Lương để thoát nước chống ngập úng tại những khu vực trũng thấp. Không để gây ngập úng cục bộ gây thiệt hại đến lúa Thu Đông mới gieo sạ của bà con.

Theo thống kê của tỉnh Trà Vinh, từ tối ngày 2 đến 3/8 mưa lớn kèm giông lốc với cường độ mạnh đã làm sập và tốc mái, hư hỏng 158 căn nhà của người dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 23 căn nhà bị sập hoàn toàn, 135 căn bị xiêu vẹo, tốc mái hư hỏng nặng. Ngay sau khi xảy ra sự việc, Ban chỉ huy quân sự các huyện, thị xã, TP đã phối hợp với các địa phương điều động trên 200 cán bộ, chiến sĩ quân sự, kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn, khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.

Trong khi đó, theo thống kê của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, mưa dông đã làm sập 49 căn nhà và tốc mái 221 căn nhà của người dân; ước thiệt hại gần 3,8 tỷ đồng. Các địa phương bị nhiều thiệt hai do lốc xoáy là Thành phố Vị Thanh, Thành phố Ngã Bảy và các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ.

 

ông-nguyễn-chí-hùng-chủ-tịch-ubnd-huyện-phụng-hiệp-tỉnh-hậu-giang-thăm-hỏi-động-viên-và-hỗ-trợ-tiền-cho-hộ-dân-bị-thiên-tai.jpg
 Ông Nguyễn Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thăm hỏi, động viên và hỗ trợ tiền cho hộ dân bị thiên tai (Ảnh: VOV).

 

Nhận được tin báo, các địa phương đã khẩn trương huy động lực lượng đến hiện trường hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hiện các căn nhà bị tốc mái cơ bản đã được sửa chửa xong, Riêng những hộ dân có nhà bị sập, cũng đã được bố trí chổ ở ổn định.

Ông Nguyễn Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết, huyện đã thành lập 3 đoàn đến thăm và hỗ trợ tiền và gạo cho các hộ dân có nhà bị sập, tốc mái. Theo đó, ngoài hỗ trợ 15kg gạo, mỗi mỗi hộ dân có nhà bị tốc mái được hỗ trợ từ 5-10 triệu đồng, nhà sập được hỗ trợ từ 10-20 triệu, tùy theo mức độ thiệt hại.

Trong ngày 4/8, UBND tỉnh Hậu Giang tiếp tục thành lập nhiều đoàn đến các địa phương thăm hỏi, động viên và hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm cho bà con bị ảnh hưởng do lốc xoáy vượt qua khó khăn.

An Giang gần 7.200 ha lúa bị ảnh hưởng do bão số 2. Theo ông Lương Huy Khanh, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang, do ảnh hưởng của bão số 2, từ ngày 1 - 3/8, một số địa phương trong tỉnh đã có mưa lớn kèm theo giông lốc đã làm ảnh hưởng nhiều nhà cửa, sản xuất nông nghiệp và hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

Tính đến ngày 3/8, mưa lớn kèm theo dông lốc đã làm 2 người dân ở thành phố Châu Đốc bị thương do cây đổ ngã; 19 căn nhà bị sập và tốc mái, trong đó có 2 căn bị sập hoàn toàn. Mưa lớn cũng làm gần 7.200 ha lúa Hè Thu và Thu Đông của bà con nông dân bị đổ ngã.

Trong đó, diện tích lúa Hè Thu bị đổ ngã hơn 7.000 ha. Ngoài ra, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nhiều ngày, tại khu vực khóm Hưng Thạnh, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên đã xuất hiện các vết rạn nứt đất dọc bờ kênh, với chiều dài 14m.

1-80-scaled.jpg

 Hàng nghìn diện tích lúa ở An Giang bị đổ ngã (Ảnh: Nongnghiep.vn).

 

Sau khi thiên tai xảy ra lãnh đạo địa phương đã đến thăm hỏi, động viên. Đồng thời, huy động lực lượng tại chỗ như: Công an xã, Quân sự xã cùng với người dân địa phương hỗ trợ, giúp các hộ dân bị thiệt hại di dời tài sản, dọn dẹp và sửa chữa lại nhà cửa.

 

Hiện nay, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đang vào vụ thu hoạch sầu riêng với giá bán trên 50.000 đồng/kg. Nhưng do ảnh hưởng của đợt hạn mặn khốc liệt vừa qua, hầu hết vườn cây tại đây đều chưa ra trái. Trong đó, có hàng nghìn hecta vườn cây bị chết trắng. Nhiều tiểu thương buôn bán sầu riêng tại địa phương phải đến vùng khác mua về phục vụ nhu cầu thị trường nội địa. Không ít cơ sở thu mua phải đóng cửa ngưng hoạt động.

Theo ông Ngô Tấn Lâm, là nhà vườn cũng là chủ cơ sở kinh doanh trái sầu riêng tại xã Tam Bình, (Cai Lây), năm nay, lần đầu tiên vào vụ nhưng khan hiếm trái sầu riêng. Những vườn cây sầu riêng còn sống dự kiến cuối năm nay mới có trái phục vụ thị trường. Do vậy, ông phải đi nhiều nơi mua sầu riêng về bán cho người tiêu dùng.

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top