Sau vụ cháy tại chung cư Cairna tại TP. Hồ Chí Minh làm chết 13 người, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra quyết liệt công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các chung cư, nhà cao tầng và phát hiện hàng loạt sai phạm.
Theo cơ quan chức năng, tại nhiều chung cư, hệ thống PCCC rất khó khắc phục. Việc xử lý các chung cư này thế nào?
Có cũng như không!
Qua kiểm tra các khu chung cư, nhà cao tầng, trên địa bàn TP. Hà Nội hiện có 17 công trình nhà chung cư cao tầng đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng nhưng vẫn còn các tồn tại, vi phạm quy định về PCCC, “không có khả năng khắc phục” theo yêu cầu của Quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định về PCCC hiện hành.
Trong số đó có 8 dự án do tư nhân đầu tư gồm: Chung cư mini Bồ Đề (ngõ 193 Bồ Đề, quận Long Biên); Khu nhà ở nhiều hộ gia đình số 76 Cự Lộc, Tòa nhà văn phòng cho thuê và để ở (số 88 Tô Vĩnh Diện); Tòa nhà chung cư cao tầng (số 46/230 Lạc Trung); Tòa nhà chung cư (89 Phùng Hưng - Phúc La, Hà Đông); Nhà chung cư 30 tầng BMM khu đô thị Xa La của Công ty Sản xuất thương mại BMM; Trung tâm thương mại nhà ở cao tầng số 27 Lạc Trung của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội; Tháp B văn phòng thuộc tòa nhà hỗn hợp HH1 ngõ 102 Trường Chinh của Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam; BMM (phường Phúc La, quận Hà Đông) dù đã bàn giao nhà và người dân đã vào ở từ năm 2014, nhưng phải đến tháng 6/2016, cơ quan chức năng mới phát hiện chung cư này chưa đảm bảo các yêu cầu an toàn về PCCC.
Không chỉ tại các chung cư “bình dân”, nhiều người mua căn hộ ở các chung cư cao cấp cũng bức xúc trước hàng loạt vấn đề liên quan tới PCCC. Anh Trần Văn Tuấn sống tại chung cư TNR GoldSilk Complex (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) cho biết: “Nửa đêm hệ thống chuông báo cháy kêu ầm ĩ trong khi không có cháy, cũng không có ai tác động vào. Sau khi kiểm tra, bộ phận kỹ thuật đổ lỗi cho việc có người đi ở hành lang khiến... bụi bay vào hệ thống cảm biến báo cháy”.
Cư dân mua nhà tại dự án Golden West (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) phản ánh tình trạng nhiều hạng mục PCCC tại đây còn dở dang, trong khi 400 hộ dân đã chuyển vào ở. Thậm chí, một số bộ phận PCCC luôn trong tình trạng “cắc bụp” như: họng cứu hỏa không có nước, máy bơm không hoạt động...
Coi thường tính mạng cư dân?
Hậu quả của các vụ cháy lớn tại các chung cư, nhà cao tầng là vô cùng nghiêm trọng.
Hẳn chúng ta còn nhớ vụ cháy xảy ra lúc 13 giờ 30 ngày 29/10/2002, do bất cẩn trong khi hàn xì, một ngọn lửa lớn đã bùng phát từ vũ trường Blue thuộc Trung tâm Thương mại Quốc tế TP. Hồ Chí Minh - ITC, sau đó lan rộng và bốc lên dữ dội. Ngọn lửa nhanh chóng bao trùm cả tòa nhà. Vụ cháy làm chết 60 người, bị thương 70 người do bỏng, ngạt và nhảy từ trên tầng cao tòa nhà xuống. Thiệt hại tài sản hơn 32 tỷ đồng.
Tại Hà Nội, ngày 1/11/2016, một đám cháy khởi phát từ quán karaoke trên phố Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, làm 13 người tử vong. Mặt tiền 4 căn nhà cao khoảng 8 tầng bị thiêu rụi hoàn toàn. Nhiều xe máy và ôtô bị hư hỏng.
Điểm sơ qua những vụ cháy lớn tại các chung cư và nhà cao tầng ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội để thấy mức độ thiệt hại của các vụ cháy đã xảy ra.
Vậy mà có đến 17 chung cư và nhà cao tầng đã đưa vào sử dụng nhưng hệ thống PCCC lại không đảm bảo, thậm chí không thể khắc phục. Câu hỏi được đặt ra là, tính mạng của hàng ngàn con người đang sinh sống tại các chung cư này có được đảm bảo khi sự cố về cháy nổ xảy ra? Ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm chính khi không may các chung cư, nhà cao tầng này xảy ra hỏa hoạn?
Việc hoàn thiện và khắc phục những hạn chế của hệ thống PCCC là trách nhiệm của chủ đầu tư. Việc kiểm tra và xử lý nghiêm khắc đối với các đơn vị có chung cư và nhà cao tầng không đảm bảo PCCC là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Chỉ khi ai cũng làm hết trách nhiệm của mình thì tính mạng của cư dân mới được đảm bảo. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan chức năng sớm có giải pháp xử lý các chủ đầu tư chưa khắc phục hệ thống PCCC, thậm chí phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.