Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 4 năm 2016 | 7:11

Đề xuất hỗ trợ gần 20.000 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục hạn, mặn

Theo số liệu tổng hợp ban đầu từ các địa phương khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL nhu cầu đề xuất hỗ trợ trước mắt của các địa phương là khoảng 4.020 tỷ đồng, hỗ trợ lâu dài là 15.198 tỷ đồng và hỗ trợ thêm khoảng 12.064 tấn gạo để khắc phục hậu quả hạn mặn.

Hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra gay gắt trong thời gian qua đã gây thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, theo số liệu tổng hợp ban đầu từ các địa phương, nhu cầu đề xuất hỗ trợ trước mắt của các địa phương là khoảng 4.020 tỷ đồng, hỗ trợ lâu dài là 15.198 tỷ đồng và hỗ trợ thêm khoảng 12.064 tấn gạo. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đề xuất hỗ trợ thêm 12.060 viên khử khuẩn Aquatabs, 2.024 thiết bị lọc nước, 15.692 thiết bị và 6.800 can chứa nước, 15.033kg chất khử trùng.

Hạn, mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa vùng ĐBSCL.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã phát động phong trào “Chung tay góp sức cùng đồng bào miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn”. Cứu trợ khẩn cấp nước uống, can nhựa đựng nước và viên khử khuẩn Aquatabs cho 11 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Các tổ chức chính trị xã hội khác, các tổ chức phi chính phủ cũng đã đóng góp nguồn lực hỗ trợ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng nặng do hạn hán và xâm nhập mặn.

Chủ trì cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai bàn giải pháp ứng phó hạn hán và mặn xâm nhập khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra sáng nay (15/4), Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, các đơn vị cần quyết liệt chỉ đạo và huy động mọi nguồn lực ứng phó hạn hán và mặn xâm nhập.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, trước mắt các đơn vị cần tập trung chủ yếu đảm bảo lương thực và nước sinh hoạt cho nhân dân, không để nhân dân thiếu đói và nước sinh hoạt hoặc phải mua nước với giá cao.

Bộ trưởng cũng yêu cầu, các địa phương, các cơ quan liên quan rà soát, kiểm kê nguồn nước và dự báo sát tình hình thời tiết, thông tin đến người dân và các cấp chính quyền để chủ động đối phó với khả năng hạn hán kéo dài và mở rộng.

“Các địa phương tiến hành điều chỉnh cơ cấu mùa vụ tại các nơi không đảm bảo nguồn nước, không để người dân sản xuất tại những nơi thiếu nước và có nguy cơ thiệt hại kép”, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị.

Theo báo cáo của các địa phương, ước tỉnh tổng thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long tính đến ngày 13/4 đã lên đến khoảng 5.161 tỷ đồng. Những địa phương thiệt hại nhiều nhất là Kiên Giang khoảng gần 1.500 tỷ đồng, Đắk Lắk khoảng 1.110 tỷ đồng…

Cụ thể, cả nước có khoảng hơn 390.000 hộ dân bị thiếu nước, 232.434ha lúa, 17.136ha hoa màu, 61.992ha cây ăn quả, 62.558ha cây công nghiệp, 4.052ha thủy sản bị thiệt hại.

P.V

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top