Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 27 tháng 6 năm 2019 | 15:21

Dịch TLCP căng thẳng trên địa bàn Hà Nội

Theo Báo cáo của UBND TP. Hà Nội về tình hình dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn đến nay dịch bệnh đã xảy ra tại 23.327 hộ chăn nuôi, chiếm hơn 30% tổng hộ số, cơ sở chăn nuôi.

TP. Hà Nội nhận định dịch TLCP vẫn ở mức cao và có dấu hiệu tiếp tục gia tăng, có chiều hướng xảy ra tại các hộ chăn nuôi lợn quy mô lớn. Trong 4 ngày gần đây các địa phương có số lượng lợn phải tiêu hủy lớn như Mỹ Đức có gần 2.300 con phải tiêu hủy, Chương Mỹ là hơn 1.300 con, Ứng Hòa 1.177, Đông Anh 1.563 con...
 
tiêu-hủy-lợn.jpg
Tiêu hủy lợn nhiễm bệnh DTLCP trên địa bàn Hà Nội (ảnh Ngọc Thành)

 

Hà Nội có tổng đàn lợn trên 1,9 triệu con, lớn thứ 2 cả nước (sau Đồng Nai). Ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được phát hiện ở Hà Nội là hộ chăn nuôi lợn rừng, sử dụng thức ăn tận dụng tại phường Ngọc Thụy (Long Biên) ngày 24/2.
 
Đến ngày 24/6, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 4.401 xã, phường, thị trấn thuộc 459 quận, huyện, thị xã của 60 tỉnh, thành phố; làm mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy gần 2,83 triệu con lợn, với tổng trọng lượng 166.105 tấn. Hiện nay, chỉ còn 3 tỉnh: Bến Tre, Ninh Thuận và Tây Ninh chưa phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi.
 
Trước diễn biến của DTLCP có chiều hướng gia tăng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị liên quan được giao tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
 
Biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn DTLCP không gây ảnh hưởng lớn đến đàn lợn chưa bị nhiễm bệnh và các đàn lợn đang được nuôi ở tại các cơ sở tập trung đó là phun thuốc phòng trừ vi khuẩn, rắc vôi bột xung quanh chuồng trại chăn nuôi, không sử dụng thức ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn thừa có nguy cơ nhiễm bệnh, cách ly hoàn toàn với những người bên ngoài.
 
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, TP hiện nay đang rất lo lắng đối với nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của nhân dân trong những tháng cuối năm, nếu không có những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thì nguy cơ Hà Nội sẽ thiếu thịt lợn để phục vụ nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2020 sắp tới.
 
Để bảo đảm nguồn thịt lợn cung cấp cho thị trường Hà Nội, TP đang cùng các Sở, Ban, Ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và tiêu hủy kịp thời lợn nhiễm bệnh đúng nơi quy định, không cho phép vận chuyển lợn nhiễm bệnh đi tiêu thụ trên thị trường, đặc biệt có cơ chế hỗ trợ cho người chăn nuôi khi có lợn phải tiêu hủy theo đúng các quy định của Nhà nước và TP, ông Sửu cho biết thêm.
 
Trước diễn biến rất phức tạp của DTLCP rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp và sự ủng hộ của những người chăn nuôi trên địa bàn TP. Hà Nội, công tác kiểm tra, kiểm soát phải được đặt lên hàng đầu. Lợn bị nhiễm bệnh phải được xử lý và chôn lấp ngay tại những nơi quy định, các cơ sở chăn nuôi phải có biện pháp phòng ngừa đê bảo vệ đàn lợn của mình không bị nhiễm bệnh, có như vậy đàn lợn sẽ không bị ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra, kinh tế của người chăn nuôi sẽ không bị thiệt hại.
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top