Ba tân phó thủ tướng đều từng trải qua các vị trí là tư lệnh ngành, có học hàm, học vị chuyên ngành, tuổi đời xấp xỉ nhau...
Trong 5 phó thủ tướng, 3 phó thủ tướng mới được kiện toàn, bổ sung cho bộ máy đều là những gương mặt quen thuộc.
Họ đều từng trải qua các vị trí là tư lệnh ngành, có học hàm, học vị chuyên ngành, tuổi đời xấp xỉ nhau...
Tân Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Phạm Hải
Với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đây là lần "trở lại" Chính phủ sau hơn 3 năm được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng Ban Kinh tế TƯ.
Sinh năm 1957 tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, ông Vương Đình Huệ là Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế, Cử nhân Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính), nghiên cứu sinh tại Đại học Kinh tế Bratislava, CH Slovakia.
Khởi nghiệp, ông là giảng viên, rồi Phó Trưởng khoa, Trưởng khoa Kế toán, rồi Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.
Rời môi trường giảng dạy, ông được bổ nhiệm làm Phó tổng Kiểm toán, rồi Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Tại kỳ họp thứ nhất, QH khóa 13, ông được QH phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Từ 12/2012, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng Ban Kinh tế TƯ.
Tân Phó Thủ tướng là Ủy viên BCH TƯ Đảng 3 khóa liên tiếp (10, 11, 12) và là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12.
Ông có mặt trong danh sách 17 ứng viên thuộc khối Chính phủ được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa 14.
Không muốn vô cảm
Có phần giống Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ở khởi chặng sự nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (sinh năm 1956, có học vị Thạc sĩ, Cử nhân Đại học Xây dựng Hà Nội), đi lên từ một chuyên ngành.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Ảnh: Phạm Hải
Ông bắt đầu vào ngành xây dựng với vai trò Tổ trưởng bộ môn tại Xí nghiệp Khảo sát thiết kế xây dựng tỉnh Vĩnh Phú.
Sau đó, ông chuyển qua làm Phó phòng rồi Trưởng Phòng Tổ chức lao động, Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phú; học tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và học lớp Quản lý kinh tế Bộ Xây dựng.
Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phú, rồi Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh kiêm Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Vĩnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ 7/2004-5/2010, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.
Ông là ủy viên TƯ Đảng 3 khóa liên tiếp (10, 11, 12); ĐBQH 3 khóa liên tiếp (11, 12,13).
Từ tháng 5/2010, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng, sau đó làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Thời làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng, ông từng quyết liệt theo đuổi hiện thực hóa nhà ở xã hội với câu nói: "Nếu chúng ta vô cảm, nhiều người sẽ thiệt thòi".
Phó Thủ tướng xuất thân từ Tướng công an
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (sinh 1955) có học vị thạc sĩ Luật, cử nhân tại Đại học Bách khoa TP.HCM và chọn vào ngành an ninh, bắt đầu công tác tại Công an TP.HCM.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình. Ảnh: Hoàng Long
Sau đó ông được điều về Tổng cục An ninh, làm Cục phó Cục An ninh văn hóa (A25), rồi trở lại Công an TP.HCM, giữ chức vụ Phó Giám đốc kiêm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra.
Tháng 4/2001, ông được điều sang làm Viện trưởng Viện KSND TP.HCM. Năm 2005, ông về Bộ Công an, giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng.
Năm 2006, ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an. Ông được phong hàm Thiếu tướng (2006), Trung tướng Công an nhân dân (2007).
Tháng 7/2007, ông được bầu giữ chức Chánh án TANDTC. Ông là Ủy viên BCH TƯ 3 khóa liên tiếp (10, 11, 12), ĐBQH 4 khóa liên tiếp (10, 11, 12, 13) và là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12.
Cùng với 3 tân phó thủ tướng, 2 phó thủ tướng còn lại quen thuộc là ông Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh.
Theo Linh Thư - Hồng Nhì/Vietnamnet.vn
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.