Nằm cách trung tâm thành phố hơn 30km, tại huyện Củ Chi có một kiến trúc cổ nhà rường độc đáo và hết sức tinh tế.
Ngôi nhà được phục dựng một cách tỉ mỉ công phu tới từng công đoạn, từng chi tiết theo kiểu thiết kế một chuỗi gồm: “Ba gian, hai chái, năm lồng căn”. Ông Lê Minh Ngọc, chủ nhân của căn nhà rường Huế được phục dựng nguyên trạng tại huyện Củ Chi, chia sẻ: “Thời phong kiến chỉ đàn ông mới được ngồi vào gian chính, còn đàn bà chỉ được sinh hoạt ở Đông phòng và Tây phòng. Trong gian chính có đủ bộ bàn thờ, tủ chè, sập gụ, tràng kỉ. Tràng kỉ dùng để tiếp khách thông thường, khi nào khách thật quý mới được mời lên sập gụ. Phụ nữ khi đi vào lúc trở ra phải đi lùi, không được quay lưng vào phía chính diện của ngôi nhà. Với dàn cửa phải là ba cánh với một bộ cửa, trên mỗi cánh cửa đều tuân thủ nguyên tắc “thượng song hạ bản” - bên trên là song bên dưới là bản có chạm trổ hoa văn.
Chái nhà của ngôi nhà rường
Tiền sảnh của ngôi nhà được thiết kế kiểu “vỏ cua” với hệ thống cột, kèo, xà được chạm trổ khéo léo và tinh xảo. Nhìn từ chính diện của ngôi nhà vào bên trong có thể bắt gặp ngay bức hoành phi với dòng chữ “Đức - Lưu Quang” có nghĩa là đức sáng rọi. Ngoài ra bức hoành phi “Thế - Tế - Kì - Mĩ” - cứu đời là điều đẹp nhất. Đặc biệt, đây là bức hoành phi được lưu giữ lại từ nhiều đời nay của gia đình ông. Toàn bộ khu nhà được lát bằng đá Thanh, một loại đá xuất xứ từ Thanh Hóa mà chỉ những ngôi nhà rường cao cấp mới sử dụng loại đá này. Chất liệu gỗ mít được sử dụng cho toàn bộ ngôi nhà, cầu kỳ hơn, chủ nhân còn cho làm hệ thống máng xối nước bằng thân của những cây dừa già được vận chuyển từ ngoài Huế vào để tăng thêm độ tinh tế cho ngôi nhà có niên đại hơn trăm năm này.
Lưỡng long chầu nhật nguyệt tại ngôi nhà
Ngôi nhà nhìn qua mang dáng dấp của lối kiến trúc Trung Hoa, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy độ tinh tế, tỉ mỉ của kiến trúc người Việt. Cũng là hình ảnh “lưỡng long chầu nhật nguyệt” oai phong ở giữa mái nhà thì hai bên nhà lại mềm mại với hình ảnh “long, lân, quy, phụng”. Nếu bên hông là bộ cẩn sứ “tam sư hí cầu” tăng thêm vẻ uy nghi cho ngôi nhà thì bộ “linh ngư” phía sau mái nhà lại tăng thêm vẻ duyên dáng, tổng thể kiến trúc ngôi nhà thật cầu kỳ, tinh tế nhưng cũng không kém phần quan trọng.
Hoa mai - lan - cúc - trúc phía trước cửa ngôi nhà
Ông Lê Minh Ngọc chia sẻ: “Những gì tôi có trong tay ngày hôm nay là một điều may mắn mà rất nhiều năm trước tôi không nghĩ tới. Cơ may đó do hoàn cảnh đất nước thay đổi tạo điều kiện cho tôi mà thôi”.
Để trở thành chủ nhân của ngôi nhà, ông Ngọc đã bỏ ra một số tiền lớn để phục dựng nguyên trạng một ngôi nhà rường mang nét rất xưa, rất Huế ngay tại mảnh đất Sài Gòn phồn hoa đô thị. Sau những tòa nhà cao chọc trời vẫn có người lưu giữ những nét rất xưa đậm chất Huế ngay tại nơi đây quả là điều đáng quý./.
Lại Hùng
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.