Thời gian này, các tỉnh Đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL) đang vào mùa nước nổi, đặc biệt, từ nay tới Tết Nguyên đán còn không xa nên tình trạng buôn lậu có diễn biến phức tạp.
An Giang: Buôn lậu gia tăng trong mùa nước
Theo Ban chỉ đạo 389 tỉnh An Giang, tình trạng hoạt động buôn lậu tại vùng biên giới của tỉnh này đang gia tăng trong mùa nước nổi. Chỉ riêng trong tháng 9/2018, lực lượng chức năng tỉnh An Giang đã bắt giữ gần 90.000 gói thuốc lá, tăng hơn 40% so với tháng trước; trên 53 tấn đường, tăng 238% so với tháng trước.
Tổng trị giá hàng hoá bắt giữ trên 4,38 tỷ đồng, tăng 95,5% so với tháng trước. Trong đó, lực lượng Công an khởi tố hình sự 2 vụ mua bán hàng cấm là thuốc lá ngoại nhập lậu, Cục Hải quan An Giang đã khởi tố hình sự 2 vụ vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới với tang vật là giấy phế liệu.
Được biết, tại vùng biên giới An Giang đang vào cao điểm mùa nước nổi, thời tiết mưa nhiều, nước sông dâng cao, các đường mòn, đường tắt, cánh đồng giáp biên giới bị ngập sâu nên là điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động buôn lậu.
Hàng lậu được cất giấu trên các ghe, tàu có trọng tải lớn và neo đậu dọc theo các tuyến biên giới Việt Nam- Campuchia (thuộc địa phận Campuchia). Các đối tượng buôn lậu chỉ chờ thời cơ thuận lợi sử dụng các xuồng máy tốc độ cao để băng qua các cánh đồng ngập nước đưa hàng đến các điểm tập kết, kho hàng...
Đồng Tháp: Căng mình chống hàng lậu
Lợi dụng mùa nước nổi, thời gian qua, hoạt động buôn lậu thuốc lá ngoại, đường cát Thái Lan trên khu vực biên giới của tỉnh Đồng Tháp diễn biết rất phức tạp.
Theo Đại tá Nguyễn Văn Chinh, Trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP Đồng Tháp, những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng ở nội địa về một số mặt hàng như thuốc lá ngoại, đường cát Thái Lan và các loại nước giải khát... tăng cao.
Các đối tượng lợi dụng nước lũ về sớm và cao hơn so với các năm trước để hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép, trong khi lực lượng Biên phòng còn mỏng nên gặp không ít khó khăn trong việc túc trực ngày đêm tuần tra, kiểm soát, đấu tranh trên toàn tuyến.
Đại úy Vi Thái Đạt, Phó Đội trưởng Đội Đặc nhiệm phòng chống ma túy và Tội phạm, BĐBP Đồng Tháp, chia sẻ: “Việc đấu tranh, bắt giữ các đối tượng buôn lậu vào những thời điểm bình thường đã khó, về mùa lũ lại càng khó hơn. Đặc biệt, mùa nước nổi, ban đêm thường có mưa to, gió mạnh nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc triển khai lực lượng cũng như sử dụng phương tiện thủy đi tuần tra, mật phục”.
Từ đầu năm 2018 đến nay, BĐBP Đồng Tháp đã phát hiện 134 vụ, bắt giữ 4 đối tượng, thu giữ hơn 70.000 gói thuốc lá ngoại nhập lậu, 3.850kg đường cát Thái Lan, 136 thùng bia, rượu và nước ngọt, tạm giữ 8 xe mô tô là phương tiện vận chuyển hàng lậu... Phối hợp với Công an, Hải quan bắt giữ 9 vụ với 2 đối tượng, thu giữ hơn 4.400 gói thuốc lá ngoại, 75kg đường cát, 3 xe mô tô là phương tiện vận chuyển hàng lậu.
Long An: Khởi tố 38 vụ việc liên quan đến thuốc lá lậu
Theo Ban chỉ đạo 389 tỉnh Long An, 9 tháng đầu năm 2018, các lực lượng chức năng trên địa bàn thanh tra, kiểm tra phát hiện, xử lý 2.367 trường hợp vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại. Trong đó, có 952 vụ buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, nhập lậu; 59 vụ kinh doanh hàng hóa kém chất lượng (chủ yếu là phân bón); 21 vụ kinh doanh hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, giả nhãn hiệu đã được chứng nhân bảo hộ; 387 vụ vi phạm trong lĩnh vực thuế; 182 vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan và 766 vụ vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Qua công tác xử lý vi phạm các đơn vị, địa phương trên địa bàn đã thu nộp ngân sách 172,8 tỷ đồng. Trong đó, thu từ xử phạt vi phạm hành chính 35,5 tỷ đồng, phạt và truy thu thuế 136,5 tỷ đồng, bán hàng hóa tịch thu 778 triệu đồng).
Các lực lượng chức năng cũng đã khởi tố điều tra 38 vụ/43 đối tượng buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh hàng cấm là thuốc lá ngoại. Theo ban chỉ đạo 389 tỉnh Long An trong mặc dù vụ việc vi phạm giảm 488 vụ so với cùng kỳ, nhưng các vụ việc vi phạm được phát hiện, xử lý có tính chất, mức độ vi phạm nghiêm trọng, phức tạp hơn, số tiền xử phạt qua các vụ việc cao hơn, hàng hóa thu giữ đa dạng, nhiều chủng loại hơn so với cùng kỳ năm 2017.
Hơn 5.000 học sinh bị ảnh hưởng bởi nước lũ
Theo thống kê, toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 748 trường mẫu giáo với 216.491 cháu; có 3.602 trường tiểu học, trung học và trường phổ thông với khoảng 1.208.697 học sinh. Hiện, lũ lên trên sông Cửu Long đang ảnh hưởng đến 5.205 học sinh.
Cụ thể: 1.117 học sinh hàng ngày di chuyển đi về khu vực ven biên giới (Đồng Tháp 20 học sinh; An Giang 1.097 học sinh); 4.088 học sinh đi lại từ nhà tới trường (Đồng Tháp 248 học sinh; An Giang 767 học sinh; Long An 3.073 học sinh).
Hiện, tại tỉnh An Giang, chính quyền địa phương đã bố trí 399 chốt cứu hộ, cứu nạn tại các điểm xung yếu với 3.654 thành viên.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.