Thảo luận về chương trình hoạt động giám sát năm 2018 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu đề xuất giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhiều hơn.
Theo đại biểu Tống Thanh Bình (Lai Châu), việc thực hiện chính sách pháp luật về hỗ trợ phát triển dân tộc thiểu số và miền núi bên cạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, yếu kém, sự trùng lặp về cơ chế, nội dung của các chính sách đã và đang thực hiện cần được khẩn trương quan tâm, xem xét, khắc phục trong thời gian tới. Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi sẽ là kênh thông tin đánh giá quan trọng để phục vụ cho công tác xây dựng hoàn thiện Luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre)
Cùng quan điểm, đại biểu K’ Nhiễu, tỉnh Lâm Đồng cho rằng, thời gian qua, đồng bào các dân tộc thiểu số, người dân miền núi nói chung cảm ơn Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách pháp luật đã góp phần thay đổi căn bản đời sống của đồng bào. Tuy nhiên, do các chính sách pháp luật, trong đó có chính sách vay hỗ trợ phát triển đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi rất nhiều, nhiều cơ quan ban hành thuộc nhiều chương trình, lĩnh vực, nội dung khác nhau nên giữa các chính sách có sự đan xen, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn. Tại một số địa phương có tình trạng, có những chính sách ban đầu được triển khai nhanh và mạnh, nhưng yếu dần theo thời gian do không đủ nguồn lực đầu tư, trong khi vẫn cần thiết phải tiếp tục đầu tư, làm cho chính sách bị méo mó, khó phát huy được mục đích ban đầu đặt ra. Vì vậy đề nghị chọn giám sát nội dung chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi để có cái nhìn toàn diện khách quan về vấn đề này, từ đó xây dựng luật đề ra các chính sách hỗ trợ cơ cấu đầu tư, bảo đảm sự phát triển đột phá đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thống kê các chương trình giám sát từ năm 2014 đến 2017, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho biết, đã có 25 cuộc giám sát tối cao của Quốc hội. Cụ thể, lĩnh vực kinh tế và xây dựng nông thôn mới có 11 cuộc; quản lý nhà nước có 7 cuộc; xã hội có 3 cuộc; xây dựng pháp luật 1 cuộc; tư pháp có 1 cuộc; giáo dục 1 cuộc và môi trường 1 cuộc. Đặc biệt, lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm có 2 cuộc được thực hiện năm 2009 và 2016 - 2017. Về cải cách thủ tục hành chính và bộ máy nhà nước cũng 2 cuộc 2010 - 2016 và 2017.
Nước ta có 54 dân tộc trong đó có 53 dân tộc thiểu số với dân số hơn 13,6 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước, sinh sống thành cộng đồng ở 5.266 xã, 458 huyện, 52 tỉnh, thành phố, trong đó có khoảng 10 triệu đồng bào sống ở biên giới, khu vực kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Những năm qua, Đảng và Nhà nước, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương đã dành sự quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Tuy nhiên, hiện nay vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là nơi khó khăn nhất, là lõi nghèo của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng dân tộc cao gấp hơn 3 lần mức bình quân chung của cả nước, còn trên 21% người trên 15 tuổi chưa đọc thông viết thạo tiếng Việt…
Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách nhưng vẫn còn nhiều bất cập chưa đạt được mục tiêu đề ra do thiếu nguồn lực. Đặc biệt, một số nơi còn thiếu sự quan tâm, đầu tư, hiệu quả thấp, lãng phí. Vì vậy, rất cần Quốc hội giám sát để thấy được thực tiễn của những chính sách, qua đó, khắc phục được hạn chế, thiếu sót để từ đó có những quyết định, chính sách thiết thực, thỏa đáng hơn đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay.
Dương Thanh
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.