Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 22 tháng 8 năm 2021 | 11:28

Đồng Nai đảm bảo nguồn cung hàng hoá thiết yếu trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội

Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Đồng Nai là địa phương chịu ảnh hưởng với khoảng 17.000 ca nhiễm, trong đó số người cách ly tập trung là hơn 9.000 người, số người hiện đang theo dõi cách ly tại nhà khoảng 46.000 người.

6.jpg Các chốt tự quản để bảo vệ vùng không có dịch được thiết lập kết hợp việc thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, tỉnh Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước thời điểm ngày 31/8.

 

Với mục tiêu phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn trước ngày 1/9, UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định tiếp tục giãn cách xã hội từ ngày 15/8 đến 31/8. Trong đó, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16 và Công điện số 1081/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh theo hướng yêu cầu người dân phải thực hiện nghiêm quy định về giãn cách xã hội, ai ở đâu ở yên đó, nhà cách ly nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố/ấp cách ly với khu phố/ấp...

Liên quan đến việc thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16 để phấn đấu kiểm soát dịch trước 31/8, UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các huyện, thành phố cần thiết lập hệ thống đường dây nóng tiếp nhận thông tin, hỗ trợ người dân về các giải pháp phòng, chống dịch và bảo đảm an sinh, không để bất kỳ người dân nào cần sự trợ giúp về lương thực và y tế mà không có người tiếp nhận và chuyển thông tin đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết kịp thời.

Mặt khác, phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, thí điểm lấy mẫu, cách ly tại nhà cho tổ Covid cộng đồng tại địa phương. Đồng thời, tăng cường, củng cố, nâng cao hoạt động, phát huy vai trò của các tổ Covid cộng đồng…

Thông tin “siết chặt” việc thực hiện nghiêm giãn cách theo Chỉ thị số 16 đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Trong ngày 21/8, người dân đến mua sắm tại các chuỗi siêu thị trên địa bàn tỉnh như MM Mega Market Biên Hoà, BigC Đồng Nai, Vincom… tăng 20-50% so với những ngày trước đó, nhu cầu mua sắm các mặt hàng thực phẩm, rau, củ, quả tăng cao. Các gian hàng rau xanh tạm khan hàng, siêu thị đã chủ động tăng cường nguồn hàng bổ sung.

 

7.jpg
Chốt kiểm tra được lập tại tuyến đường 25C trên địa bàn huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) để kiểm tra việc chấp hành nghiêm Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

Trao đổi với PV Kinh tế nông thôn sáng 22/8 tại chợ truyền thống, ông Võ Hoàng Sơn (Ban quản lý chợ Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch) cho biết: “Trước khi người dân vào chợ, Ban quản lý có tổ chức đo thân nhiệt, xịt khuẩn, kiểm tra phiếu đi chợ và điều tiết lượng người vào chợ. Lượng hàng hoá và nguồn cung ứng về chợ ổn định, đa dạng do đó không có tình trạng người dân tụ tập đông người để gom hàng, tích trữ hàng hoá như một số địa phương khác”.

dn.jpg
 Hoạt động cung ứng, phân phối hàng hóa tại Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (H.Thống Nhất). (Ảnh: Đ.Tân - Báo Đồng Nai)

 

Đại diện Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai chia sẻ, hiện nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu vẫn được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu của người dân trong thời gian thực hiện nghiêm giãn cách xã hội trên địa bàn tỉnh. Do đó, người dân không tụ tập đông, tích trữ hàng hoá. Mặt khác, Sở cũng lưu ý các siêu thị cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, chủ động phân luồng, giữ khoảng cách khách hàng vào mua sắm… Đồng thời liên hệ với địa phương tăng cường công tác an ninh, ổn định trật tự, hạn chế tình trạng tập trung đông người ở các siêu thị.

 Cũng theo đại diện Sở Công Thương, toàn tỉnh hiện có 74 chợ bán lẻ và chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (Thống Nhất) đang hoạt động. Bên cạnh đó, còn có 9 siêu thị, 227 cửa hàng tiện ích, 215 điểm bán hàng cố định bình ổn giá và nhiều cửa hàng tạp hóa đang hoạt động phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người dân. Ngoài ra, các địa phương trong tỉnh đã xây dựng phương án cung cấp thực phẩm thiết yếu đến các phường/xã…

 

 

Nhóm PV
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top