Một dự án tại Thừa Thiên - Huế đang bị người dân cho là đầu tư kiểu chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, dự án này khiến họ gặp khó khăn trong việc lưu thông, canh tác trên khoảng 120ha lúa vụ đông xuân 2020 – 2021, vụ hè thu.
Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lưu thông và phát triển sản xuất, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông và góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã Quảng Phước, dự án Đường Cồn hoang trạm bơm Đông Phước 2, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền (gọi tắt là dự án) đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư là 2.500.000.000 đồng.
Trong đó, chi phí xây dựng là 1.918.255.000 đồng, chi phí quản lý dự án 56.320.000 đồng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 199.515.000 đồng, phần còn lại dành cho chi phí khác và chi phí dự phòng.
Dự án được đầu tư từ vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (2.000.000.000 đồng); vốn huyện hỗ trợ, ngân sách xã, nhân dân đóng góp và nguồn huy động hợp pháp khác (500.000.000 đồng), trong đó nhân dân đóng góp 350.000.000 đồng.
Tuy nhiên, những ngày vừa qua công trình này chính là nguyên nhân khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình lưu thông để thu hoạch và sản xuất đối với khoảng 120ha đồng ruộng tại cánh đồng thôn Đông Phước 2.
Cụ thể, trong khi chỉ còn khoảng 4 – 5 ngày nữa thì toàn bộ diện tích lúa gieo cấy vụ đông xuân 2020 - 2021 tại cánh đồng thuộc thôn Đông Phước 2 sẽ thu hoạch thì đơn vị thi công tiến hành đổ bê tông bề mặt. Để bảo vệ tuyến đường bê tông này, một đống đất đã được đổ ở đầu đường để cản các xe có trọng tải từ 400kg trở lên vào chở lúa cho người dân. Do đó, nếu người dân có nhu cầu sử dụng các loại xe có trọng tải lớn vào chở lúa thì họ phải đi đường vòng dài hơn gấp 2 – 3 lần so với tuyến đường này.
Một người dân kể lại, vụ này được mùa, được giá nên người dân cũng phấn khởi. Tuy nhiên, thay vì có thể thuê xe tải vào chở như mọi năm thì gia đình ông phải sử dụng xe máy để vận chuyển khoảng 01 tấn lúa từ ruộng về nhà. Nhìn chung việc vận chuyển lúa của các hộ dân ở đây trong vụ này gặp nhiều khó khăn.
Không chỉ khiến người dân gặp khó khăn trong việc lưu thông canh tác, sản xuất, việc thi công dự án cũng được cho là nguyên nhân khiến tuyến mương dẫn nước dài khoảng 1,3 km bị hư hỏng nặng nề.
Cụ thể, nhiều người cho biết, tuyến mương dài 1,3 km này dẫn nước từ trạm bơm đến các ruộng, tuy nhiên, quá trình lu lèn nền đường đã khiến tuyến mương này xuất hiện hàng loạt điểm hư hỏng và gây ra chuyện ách tắc trong khi bơm nước đến đồng ruộng để sản xuất vụ hè thu.
Những người này cũng cho biết, đơn vị thi công đã khắc phục một số điểm hư hỏng trên tuyến mương này, tuy nhiên, chất lượng của việc khắc phục cũng không thực sự tốt khi nhiều chỗ nước bị rò rỉ.
Với hơn 1125,74 m trong tổng số khoảng 3 km đường nội đồng khu vực trạm bơm Đông Phước 2 được đổ bê tông, còn lại thì đổ đất cấp phối và rải đá răm, nhiều người đánh giá rằng việc đầu tư này là “nửa vời”, chưa thực sự hiệu quả và họ không đồng tình với cách đầu tư như vậy bởi lẽ làm như vậy thì cũng chẳng hơn con đường đất mà họ sử dụng trước đó.
Có người bức xúc: “Chỉ dân cực thôi! Chú bảo giờ xe không chạy được thì phải chạy quanh thôi chứ biết răng được chừ”. Người khác cho biết, khả năng sau khi làm xong dự án này thì hợp tác xã và người dân lại phải bỏ tiền ra để làm lại tuyến mương bị hư hỏng.
Một dự án với mục tiêu đề ra hết sức tốt đẹp, vậy mà trong khi chưa thực hiện được “sứ mệnh” của mình thì bản thân nó lại đang mang đến những bất cập khiến người dân bức xúc. Trong đó có ý kiến tỏ ra nghi ngờ về năng lực, tinh thần trách nhiệm trong quản lý dự án của các bên liên quan.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.