Hàng ngàn du khách thập phương say đắm trong không gian lãng mạn của đêm khai mạc Lễ hội tình yêu hòn Trống Mái diễn ra tại thành phố biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) vào lúc 20h ngày 6/4.
Lễ hội tình yêu hòn Trống Mái diễn ra tại khuôn viên hòn Trống Mái, nằm trên dãy núi Trường Lệ thơ mộng của thành phố biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), thu hút hàng nghìn du khách thập phương về tham dự.
Lễ hội này được xem là một sản phẩm du lịch mới, độc đáo mà Sầm Sơn tổ chức lần đầu tiên, nhằm mục đích tôn vinh tình yêu và tạo không gian thi vị cho du khách trước thềm chào đón mùa du lịch biển 2019.
Lễ hội diễn ra với chủ đề “Đá hát khúc tình ca” đã tạo ấn tượng độc đảo trong lòng du khách. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được thưởng thức những chương trình nghệ thuật đặc sắc, mà còn được đắm mình trong không gian lãng mạn lấp lánh ánh đèn hoa và những biểu tượng tình yêu độc đáo dọc con đường hoa dẫn lên khuôn viên hòn Trống Mái.
Biểu tượng Trống Mái nằm trên dãy núi Trường Lệ với cảnh sắc thiên nhiên “sơn thủy hữu tình” đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách mỗi khi về với thành phố biển Sầm Sơn. Từ lâu, biểu tượng Trống Mái nơi đây đã đi vào thi ca, âm nhạc. Vào năm 1989, nhà thơ Đinh Ngọc Diệp, một người con của thành phố biển Sầm Sơn đã cảm tác về Trống Mái:
Được biết, trước khi Lễ hội tình yêu hòn Trống Mái diễn ra, nhà thơ Đinh Ngọc Diệp đã được Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa mời tham gia chương trình giới thiệu về huyền thoại tình yêu Trống Mái, nhằm mục đích để du khách hiểu hơn về sự thiêng liêng của tình yêu.
“Thi vị, lãng mạn, ấn tượng” là lời nhận xét của nhiều du khách khi đến tham dự Lễ hội tình yêu hòn Trống Mái. Có mặt trong khuôn viên lễ hội, nhà thơ Đinh Ngọc Diệp, tác giải Bài thơ “Trống Mái” nhìn nhận: “Lễ hội tình yêu hòn Trống Mái lần đầu tiên Sầm Sơn tổ chức đã tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách. Về với lễ hội, du khách sẽ được hòa mình vào trong không gian lãng mạn để cảm nhận về sự thiêng liêng của tình yêu. Nếu lễ hội này được tổ chức vào đúng ngày Lễ tình nhân (14/2) thì sẽ hấp dẫn cho du khách hơn”.
Tuy lễ hội được diễn ra vào lúc 20h ngày 6/4, nhưng ngay từ buổi sáng, hàng ngàn du khách thập phương đã tề tựu về chiêm ngưỡng cảnh sắc và để chụp ảnh lưu niệm cho mình, cho người thân trước những biểu tượng tình yêu đẹp lung linh sắc màu dọc trên con đường hoa dần lên khuôn viên hòn Trống Mái.
Được biết, trước khi Lễ khai mạc “tình yêu hòn Trống Mái" diễn ra, Sầm Sơn đã tổ chức các cuộc thi và nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao như: Hội thi mâm cơm gia đình “ấm áp yêu thương”; Hội trại thanh niên “điểm hẹn tình yêu”... nhằm tạo không khí vui tươi, lành mạnh để chào đón du khách.
Nhìn nhận về Lễ hội tình yêu hòn Trống Mái, ông Lương Tất Thắng, Chủ tịch UBND TP. Sầm Sơn, khẳng định: “Đây là lần đầu tiên chúng tổ chức lễ hội này, nhằm tạo ra một sản phẩm du lịch độc đảo, đặc sắc, khác biệt với những năm trước, để chào đón du khách về với thành phổ biển Sầm Sơn năm 2019. Tiếp sau lễ hội này là “Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2019” sẽ được tổ chức vào ngày 13/4. Thông qua những hoạt động nghệ thuật, thể thao trong “Lễ hội tình yêu hòn Trống Mái” và “Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2019” để giới thiệu, quảng bá và khẳng định tiềm năng văn hóa du lịch biển của Sầm Sơn ngày một đổi thay”.
Tin rằng, “Lễ hội tình yêu hòn Trống Mái” và “Lễ hội du lịch biển 2019” sẽ trở thành “điểm nhấn” khẳng định Sầm Sơn đang từng bước trở thành thành phố du lịch biển trọng điểm của cả nước, được đông đảo du khách trong và ngoài nước chọn làm điểm đến hấp dẫn, tin cậy.
Dưới đây là một số hình ảnh PV Báo Kinh tế nông thôn ghi lại được trong khuôn viên hòn Trống Mái trước giờ diễn ra lễ hội:
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.