Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên đã chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức.
Tiến hành kiểm tra chuyên đề thăm dò, khai thác, nạo vét thu hồi cát tại nhiều tỉnh
Theo báo cáo sơ kết của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2018, Tổng cục đã hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về quản lý cát, sỏi, lòng sông (lần 2); Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 203/2013/NĐ-CN ngày 28/11/2013 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; báo cáo Thủ tướng tình tình triển khai công tác đóng cửa Mỏ vàng Bồng Miêu, tỉnh Quảng Nam, thu ngân sách Nhà nước từ khoáng sản là 2.896 tỷ đồng. Đồng thời, Tổng cục đã tham mưu Bộ Tài nguyên và Môi trường ký Quyết định phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với mỏ apatit thành phố Lào Cai là 38,75 tỷ đồng.
Về công tác điều tra cơ bản địa chất, Tổng cục tiếp tục thực hiện các đề án, dự án của chính phủ như: Đề án thăm dò quặng urani khu Pà Lừa - Pà Rồng, Nam Giang, Quảng Nam; Đề án bay đo trọng lực từ biển tỉ lệ 1:250.000 đang triển khai thi công tại vùng biển Huế - Đà Nẵng trong phạm vi từ bờ đến 50 hải lý với diện tích đã bay đạt 28.000 km2; Đề án điều tra đánh giá tổng thể tiềm năng than đất liền bể sông Hồng… Kết quả đã làm gia tăng đáng kể tài nguyên, trữ lượng khoáng sản, tạo định hướng tốt cho công tác khoan thăm dò.
Đáng lưu ý là công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản đang là vấn đề nóng và gặp nhiều khó khăn nhất, theo đó Tổng cục đã thành lập các đoàn thanh tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản tại 4 tỉnh: Quảng Bình, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thái Nguyên; tiến hành kiểm tra chuyên đề thăm dò, khai thác, nạo vét thu hồi cát, sỏi lòng sông và các bến bãi theo lưu vực và quản lý hành chính tại 6 tỉnh, thành phố như: Vĩnh Phúc, An Giang, Đồng Tháp, Tuyên Quang, Hưng Yên và thành phố Hà Nội…
Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho rằng: "Trong 6 tháng đầu năm 2018, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nhà nước và hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, thời gian tới cần sớm bổ sung vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2018, cụ thể là Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 203/2013/NĐ-CN để Tổng cục hoàn thiện trình Bộ ban hành Thông tư".
Tổng kết tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Quý Kiên nhấn mạnh: Tổng cục sớm bổ sung vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2018 Thông tư về trình tự tổ chức xác định, thẩm định và phê duyệt kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả do Nhà nước đã đầu tư để Tổng cục có căn cứ trình Bộ ban hành Thông tư.
Khai thác cát, sỏi tràn lan gây nguy hại đến môi trường như thế nào
Theo các nhà khoa học, cát không đơn thuần là vật liệu xây dựng mà có vai trò quan trọng trong kiến tạo đồng bằng, ổn định lòng và bờ sông, cát còn tạo sinh cảnh cho các loài thủy sinh.
Thông thường cát, sỏi được nạo vét từ lòng sông phục vụ xây dựng, đảm bảo tàu thuyền đi lại thuận tiện. Nhưng theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, Vụ trưởng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên Môi trường), việc hút cát quá mức đã khiến một vài nơi trên sông Hồng và các sông dọc Bắc - Nam bị hạ thấp và giảm mực nước.
Nếu lượng cát bị hút quá nhiều tại một vị trí, nhất là nạo vét thông luồng, mực nước tại đó và thượng nguồn sẽ bị giảm. Độ dốc đáy sông và mặt nước tăng lên nên vận tốc dòng chảy cũng tăng theo, gây xói lở đáy và làm lộ ra các chỗ nông khác ở khu vực thượng nguồn.
Lòng sông bị hạ thấp còn dẫn đến mực nước ngầm hai bên bờ sông bị hạ, gia tăng tác động xấu của hạn hán; một số cây trồng ở hai bên có thể bị chết và tạo ra những thay đổi đến hệ sinh thái. Hạ thấp mực nước ngầm còn ảnh hưởng đến hoạt động khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt của dân cư. Ngoài ra, dòng sông bị tụt khiến chân công trình bị lộ và nhanh chóng hư hỏng.
Tiến sĩ Đào Trọng Tứ (Mạng lười sông ngòi Việt Nam) cũng cho rằng việc khai thác cát vượt mức sẽ làm tụt đáy sông, khiến bờ sông không ổn định dẫn đến xói lở. Thực trạng này đang diễn ra tại sông Hồng.
Do dòng sông bị xói sâu ở một điểm, lượng cát từ thượng nguồn về sẽ đọng lại ở đây mà không chuyển được về cho hạ du. Lúc này dòng chảy sẽ lấy cát từ chỗ khác của lòng sông để bổ sung và gây xói lở. Khi lũ lớn, hiện tượng sạt lở càng nghiêm trọng, có thể đe dọa hệ thống đê điều.
Một số nhà khoa học khác cho rằng, khai thác cát, sỏi tại lòng sông gây ra mất ổn định của các công trình trên bờ sông hoặc trên sông như cầu, cống.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.