Xin chữ ông Đồ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) là nét đẹp văn hoá văn hóa truyền thống không thể thiếu trong những ngày đầu Xuân.
Xuân mới 2019 ở Thủ đô Hà Nội, thời tiết đẹp, người dân tứ xứ hội tụ về Văn Miếu - Quốc Tử Giám trẩy hội, xin chữ ông Đồ và nghe hát Quan họ ở Hồ Văn...
Nhanh chân xin chữ ông Đồ
Năm nay, Lễ hội Xuân ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám diễn ra từ ngày 24 tháng Chạp – 10 tháng Giêng 2019. Đặc biệt, khu Hồ Văn có hát Quan họ trên thuyền, và xin chữ ông Đồ, nên rất đông khách.
Vào bất kỳ giờ nào từ 8h sáng đến 20h, cũng thấy người dân, không kể già trẻ, lớn bé, đang chen chân trong những căn lều nhỏ, xinh xắn bên hồ, để xin chữ ông Đồ.
Du khách đang chờ xin cụ Phách cho chữ.
Cụ Nguyễn Như Phách, phố Chùa Bộc, 87 tuổi, thành viên Câu Lạc bộ Unesco Thư hoạ Hà Nội, cho biết, gia đình cụ có truyền thống viết Thư pháp 3, 4 đời nay, bản thân ông học thông, viết thạo chữ Hán từ kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Song, phải đến khi về hưu, năm 1995 mới chuyên tâm như ngày nay.
Trước đây, mỗi năm Tết đến, khoảng từ 23 tháng Chạp đến Rằm tháng Giêng, ông lại cùng cụ Tú Sót, một người viết Thư pháp nổi tiếng của Việt Nam, ra phố Bà Triệu, ngay bờ rào Trụ sở Trung ương Đoàn, ngồi viết Thư pháp.
Sau đó lại chuyển về vỉa hè phố Quốc Tử Giám, đúng như các sỹ tử ngày xưa khi đỗ đạt. Đặc biệt, vài năm nay đã được ban tổ chức sắp xếp chỗ ngồi khá đàng hoàng tại Hồ Văn. Theo đó, gian hàng đơn của ông có giá 7 triệu đồng, gian đôi (cho 2 người) giá 12 triệu đồng.
Những năm trước, mỗi dịp Tết ông thu được khoảng 30 – 40 triệu đồng, đủ để trang trải chi phí và có thêm tiền tiêu Tết. Hiện, 1 bức Thư pháp của ông có giá 200.000 đồng, trừ tiền giấy và khung tranh 70.000 đồng, còn lại là tiền công và bút mực. Tuy nhiên, cái chính là thoả nỗi đam mê viết chữ Hán Nôm và đưa đến niềm vui cho người xin chữ.
Theo đó, khách hàng thường xin những chữ như: tài (giỏi), tâm, đức, hiếu cho con cái; chữ nhẫn, thiện cho ông bà, cha mẹ. Thường chữ có nhiều nghĩa như tài (giỏi), tài (lộc), ông phải giải thích cho khách hàng biết để chọn chữ cho đúng ý mình.
Nếu là tài (giỏi) thì ông viết chữ “tài” vào chính giữa bức tranh và kèm theo câu giải nghĩa bằng dòng chữ nhỏ: “hiếu học thành tài”, xong chữ, cả phụ huynh và chủ nhà đều rất vui vẻ.
Hoặc, những khách xin chữ “an” (bình an, khang thái) chữ “thành công”(mã đáo thành công), đều được ông hỏi thích viết chân phương, hay bay bướm, tất cả đều được chiều theo ý muốn.
Ông Nguyễn Tường Khải, 63 tuổi, Hội Nghiên cứu Hán Nôm, Câu Lạc bộ Hán Nôm Lạc Đạo, Thanh Xuân (Hà Nội), cho biết, ông đã viết Thư pháp hơn 20 năm nay. Trước kia, khi mới viết ngồi ở phố Ông Đồ, năm 2015 đến nay mới vào các gian hàng trong Văn Miếu.
Ông Khải (bên phải) và ông Trung trong căn phòng đôi, đang viết chữ cho khách
Thường, dịp Tết, khách hàng hay chọn chữ phúc - lộc - thọ, khang ninh; đỗ đạt, đăng khoa, chiều dài, rộng của khuôn khổ bức tranh thì tuỳ, có cái dài 2 mét, rộng 30 – 50 cm. Hoặc, có cái chỉ nhỏ bằng caí cacvisit, trung bình 25 x 70 cm. Nếu là loại giấy đẹp 100.000 đồng/bức (25x70 cm), nếu viết nhiều chữ thì có biển to 1 – 2 triệu đồng/bức.
Đặc biệt, ngồi chung gian hàng đôi với ông là ông Hồ Sỹ Trung, 62 tuổi, viết Thư pháp bằng chữ Việt, trú tại T.p Huế. Ông Trung cho biết, tháng 12/2018, ông ra thăm con gái ở Hà Nội, vừa may, có cuộc thi tuyển ông Đồ viết Thư pháp bằng tiếng Việt ở Hồ Văn, do Trung tâm Văn hoá Khoa học Quốc Tử Giám tổ chức, ông đã tham gia. Theo đó, cuộc thi có 20 người đăng ký, song, chỉ có 8 người đỗ, trong đó có ông.
Thấy ông đang viết chữ “Thiện” bằng chữ Việt cho một phụ nữ có con nhỏ rất đẹp, tôi hỏi ông làm nghề gì, và viết chữ quốc ngữ có đẹp không? Ông Trung cho biết, tôi học Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1976, năm 1981 ra trường, và là kỹ sư ô tô. Tuy nhiên, khi đi học, từ bé đến lớn tôi đều viết chữ đẹp và đã được rất nhiều giấy khen.
Tình cờ, năm 1994, vô tình thấy người ta viết chữ quốc ngữ đẹp quá, như “rồng bay, phượng múa”. Vậy là ông bắt đầu học viết Thư pháp tiếng Việt bằng bút lông, theo cách của riêng mình, cứ đam mê dần như vậy cho đến ngày nay. Đây cũng là năm đầu tiên ông tham gia viết Thư pháp bằng chữ Quốc ngữ tại Văn Miếu, và có mặt ở đây từ 24/12 năm Mậu Tuất đến nay.
Ông Trung đang viết chữ cho cháu bé
Gian hàng của ông cũng rất đông khách, có lẽ do tiếng Việt dễ hiểu, dễ nhận diện, nét chữ lại bay bướm, nên ngày càng được nhiều người lựa chọn. Chỉ một loáng sau, ông đã trao cho người phụ nữ 3 bức tranh chữ, màu đỏ chót, rất đẹp, với giá 300.000 đồng.
Đam mê và khổ luyện
Đó là câu trả lời của cả 3 nghệ nhân Thư pháp nói trên, khi được chúng tôi phỏng vấn tại Văn Miếu, về việc họ trở thành nghệ nhân như thế nào.
Nghệ nhân Nguyễn Như Phách, cho rằng, người ta nói viết chữ đẹp phải có “hoa tay”, nhưng theo tôi, trước hết phải có đam mê, làm việc gì cũng vậy, không đam mê, không khổ luyện, không thành công.
Bản thân tôi, sau khi nghỉ hưu, tôi đã đi học các nghệ nhân viết Thư pháp nổi tiếng của Việt Nam thời hiện đại như, cụ Nguyễn Đức Chỉnh, cụ Lê Xuân Hoà, nhưng giờ đây, sau khi đã được học tập từ các nghệ nhân nổi tiếng rất nhiều, tôi vẫn đánh giá mình chỉ bằng một nửa cụ Lê Xuân Hoà. Còn như cụ Chỉnh, thì nước Việt Nam cũng chỉ có khoảng chục người.
Ngoài cụ Chỉnh, cụ Hoà, hiện, ở Hà Nội còn có cụ Bách, 94 tuổi, ở Tràng Tiền, cũng viết Thư pháp rất đẹp, song, cụ đang bị tai biến, viết run tay nên không đẹp bằng trước kia.
“Còn bạn hỏi cách nào để viết Thư pháp đẹp, thì chỉ có cách là khổ luyện, thường xuyên luyện chữ và luyện chữ. Đặc biệt, khi viết phải tập trung trí tuệ cao độ để “có hồn” trong từng nét chữ.
Mặt khác, không phải đến ngày Tết mới “lôi” bút mực ra viết, mà phải viết hàng ngày. Bản thân tôi, thường nhận việc khôi phục viết câu đối ở đền chùa, miếu mạo, văn bia, hoặc các bức hoành phi câu đối. Ví như, một bức hoành phi câu đối được trả thù lao 500 – 1 triệu đồng. Vừa có tiền tiêu, nhưng cái chính là ngày nào cũng được luyện chữ”- ông chia sẻ.
Cụ Nguyễn Tường Khải, cũng cho biết, để có chữ Thư pháp đẹp, tuỳ công khổ luyện, đam mê, hay nói cách khác là “hoa tay” của từng người. Ngoài ra, nếu viết chữ Hán phải có tâm, thần thái và sức khoẻ tốt, cũng như khi đang viết chữ Việt vậy.
Du khách về thăm Văn Miếu, xin chữ ông Đồ
“Còn chị hỏi, cái khó nhất là gì, thì theo tôi, phải kiên nhẫn, cộng với đam mê, không đam mê, không thành công. Ngoài những điều quan trọng trên, còn phải có thầy giỏi, một chút năng khiếu và cần cù”- cụ Khải cho biết.
Người em “út” mới gia nhập Văn Miếu Xuân Kỷ Hợi 2019, ông Hồ Sỹ Trung cũng chia sẻ, từ bé đã có may mắn thành công trong việc viết chữ đẹp, nhưng do bận rộn công việc, và “duyên” chưa đến. Song, khi được thức tỉnh thì đam mê và lao vào ngay.
“Bằng chứng là, từ năm 1994 đến nay, đã hơn 20 năm trôi qua, nhưng gần như không ngày nào tôi không viết một vài chữ Thư pháp bằng tiếng Việt. Đúng như câu châm ngôn “Có chí thì nên, có công mài sắt, có ngày thành kim”- ông Trung chia sẻ.
Ngày Xuân vẫn còn “đầy”, Hội thi vẫn còn dài, xin chúc các ông Đồ viên mãn, dồi dào sức khoẻ, đưa đến nhiều niềm vui, tài lộc cho du khách trên mọi miền của Tổ quốc về thăm Thủ đô, nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.