Sự kiện “Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022” được tổ chức vào cuối tháng 5/2022 tới đây tại tỉnh Sơn La là dịp để tỉnh này và nhiều tỉnh, thành trong nước quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của địa phương mình.
Tại sự kiện Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 sẽ diễn ra với nhiều hoạt động như: Triển lãm “Con đường nông sản”, “Nông sản Việt và sản phẩm OCOP – vươn ra thế giới”, “Thành tựu phát triển nông nghiệp Việt Nam”, Ngày hội hàng Việt Tây Bắc, Không gian văn hóa “Ẩm thực Tây Bắc”, thi tạo hình nghệ thuật từ hoa và trái cây, thi món ngon chế biến từ trái cây, thi ảnh đẹp về trái cây…
Trong chuỗi sự kiện còn có các hoạt động: Gian hàng trực tuyến tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử POSTMART; Hội thảo “Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam giai cấp nông dân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thực trạng và giải pháp”. Ngoài ra, còn diễn ra một số hoạt động khởi công, khánh thành một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh Sơn La...
Đây là chuỗi các sự kiện nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư của tỉnh Sơn La. Là dịp để các tỉnh, thành phố trong nước giao lưu văn hóa - kinh tế - du lịch đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường sản phẩm OCOP và nông sản, đặc biệt là các loại trái cây đặc sản của địa phương trên thị trường trong và ngoài nước; góp phần phục hội và phát triển kinh tế -xã hội sau đại dịch Covid-19.
Sơn La là vựa trái cây lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích cây ăn quả các loại 82.805 ha, sản lượng trên 450.000 tấn/năm. Sản phẩm trái cây của Sơn La đa dạng, phong phú, như: xoài, nhãn, mận, chuối, chanh leo, dâu tây, na, bơ, bưởi, hồng giòn...
Sự kiện “Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022” với quy mô cả nước được tổ chức tại thành phố Sơn La là thời điểm rất nhiều trái cây Sơn La vào vụ thu hoạch như xoài, mận... Các sản phẩm tham gia nằm trong nhóm sản phẩm OCOP và nông sản của địa phương; các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập… Các sản phẩm đặc sản, đặc trưng từng vùng, miền trên phạm vi cả nước…
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.