Trong ngày 23/6, chỉ tính riêng tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đã tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho khoảng 300 phóng viên công tác tại các cơ quan báo chí trú đóng trên địa bàn đang thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống dịch.
Trước khi được tiêm chủng, người tiêm đã được cán bộ y tế tư vấn, khám sàng lọc theo ba bước. Sau khi tiêm chủng, người tiêm được theo dõi ít nhất 30 phút và hướng dẫn theo dõi tại nhà trong vòng 24 giờ, tiếp tục theo dõi trong vòng 7 ngày sau tiêm chủng. Nếu có dấu hiệu bất thường như sốt cao từ 39°C, tím tái, khó thở…, cần liên hệ với bệnh viện hoặc các cơ sở y tế.
Cùng với đó, các bác sĩ khuyến cáo, cũng như nhiều loại thuốc hoặc vắc xin khác, vắc xin phòng Covid-19 có thể gây ra các phản ứng sau tiêm. Theo hướng dẫn về theo dõi sau khi tiêm chủng của Bộ Y tế, hầu hết các phản ứng sau tiêm có tính chất nhẹ đến trung bình và hồi phục trong vòng vài ngày, một số vẫn xuất hiện một tuần sau khi tiêm chủng. Các phản ứng thường gặp như: sốt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ, khớp, nôn hoặc tiêu chảy; đau, nóng, ngứa hoặc bầm ở vị trí được tiêm, cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh…
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra các phản ứng sau quá trình tiêm vắc xin, các bệnh viện trên địa bàn Tthành phố đã sẵn sàng tham gia chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Cụ thể, Trung tâm cấp cứu 115 cùng toàn bộ các bệnh viện trên địa bàn thành phố tổ chức các kíp cấp cứu cùng phương tiện, xe cứu thương phụ trách tất cả các điểm tiêm chủng tại cộng đồng được sắp xếp như sau:
Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã triển khai 22 kíp cấp cứu (1 bác sĩ, 1-2 điều dưỡng, 1 tài xế) và xe cứu thương thường trực tại điểm tiêm. Nhiệm vụ phối hợp với bác sĩ tổ tiêm chủng phụ trách theo dõi phản ứng sau tiêm sau khi xử trí tại chỗ, nếu cần hỗ trợ chuyển viện an toàn.
Mặt khác, triển khai 21 tổ chuyên gia thường trực tại điểm tiêm theo công văn 3846/SYT-NVY (01 bác sĩ và 01 điều dưỡng chuyên về hồi sức cấp cứu kèm vali hồi sức cấp cứu). Nhiệm vụ chỉ huy chuyên môn cấp cứu tại chỗ, hỗ trợ xử trí cấp cứu nâng cao và chuyển viện.
Tại các điểm tiêm chủng quận huyện, Sở Y tế đã phân công, bố trí lực lượng tại 96 điểm tiêm chủng cộng đồng. Trong đó có căn cứ theo nguồn lực tại chỗ của điểm tiêm chủng gồm việc bố trí các đội tiêm, vị trí địa lý, phương tiện tại chỗ đã bố trí phù hợp. Đảm bảo khi có sự cố có lực lượng tại chỗ xử trí ban đầu thuộc đội tiêm chủng, huy động báo động đỏ xe cấp cứu tại các bệnh viện được phân công và chuyển bệnh an toàn (nếu có chỉ định).
Ngoài ra, quy trình báo động đỏ của các bệnh viện luôn sẵn sàng khi nhận được tín hiệu. Sở Y tế giao Trung tâm Cấp cứu 115 chịu trách nhiệm điều phối toàn bộ hoạt động cấp cứu cho chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.