Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2019 | 10:47

Gặp Nghệ nhân thổ cẩm xuất sắc của Hà Giang

Đó là Nghệ nhân Cứ Thị Mỷ, được phong tặng danh hiệu năm 2013, hiện, sản phẩm của chị được bán tại Bảo tàng Dân tộc học.

Chị Cứ Thị Mỷ, thôn Đầu cầu 2, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ (Hà Giang), cho biết, chị đi học làm thổ cẩm ở Hà Nội năm 2006. Năm 2010, bắt đầu tổ chức sản xuất tại gia đình; năm 2013 được phong danh hiệu Nghệ nhân Thổ cẩm.

 

img_9551.JPG

Chị Mỷ đang dệt vải thô để chuẩn bị cho mẻ hàng mới

 

Để được phong danh hiệu này, chị phải trải qua những cuộc thi, cần sự khéo léo, chuyên nghiệp và nhiều tiêu chuẩn khắt khe như: làm bóng vải và sên sợi đẹp, dệt vải đẹp, cả 2 cuộc thi này chị đều đạt giải nhất. Dự kiến, thời gian tới, chị sẽ tiếp tục tham gia cuộc thi tước sợi lanh đẹp.

Theo đó, cơ sở sản xuất của chị có các mặt hàng thổ cẩm như: túi xách, ba lô, ví, mỗi loại có rất nhiều kiểu dáng, kích cỡ to, nhỏ, hoa văn khác nhau. Bộ gối tựa, cũng có hoa văn, hoạ tiết rất cầu kỳ, bắt mắt; tranh treo tường; khăn trải bàn cũng không kém phần hấp dẫn, và được khách hàng lựa chọn ngày càng nhiều.

“Hiện, gia đình chị có 12 công nhân, trong đó, có 4 thợ dệt, 3 người may, còn lại là thêu hoa văn. Lương công nhân, hưởng theo  sản phẩm, ví như: thêu hoa văn, bình quân 10 – 17.000 đồng/cái, loại dài nhất 14cm, trung bình 6 – 7cm. Bình quân, người nhiều nhất 150.000/người/ngày, thấp nhất 100.000 đồng/người/ngày.

 

img_9559.JPG

Gian hàng của chị Mỷ tại khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

 

Đầu ra của các sản phẩm là Bảo tàng Dân tộc học, tiêu thụ ổn định gần 10 năm nay. Theo đó, mỗi năm xuất hàng về Hà Nội 6 -7 lần; mỗi chuyến hàng khoảng 40 – 50 triệu đồng”, chị Mỷ chia sẻ.  

 

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
Top