Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 6 năm 2018 | 21:29

GEF 6: Lan tỏa tầm ảnh hưởng của Việt Nam với quốc tế

Với việc Việt Nam đăng cai chủ trì Đại Hội đồng GEF lần thứ 6 trong năm 2018 là sự kiện quốc tế quan trọng về môi trường, sẽ tạo được tiếng vang và tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên trường quốc tế.

GEF 6 khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam

Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) được thành lập năm 1991 nhân sự kiện Hội nghị về Môi trường và Phát triển lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc (Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất) nhằm giải quyết các vấn đề môi trường nóng trên phạm vi toàn cầu. Với 183 quốc gia thành viên, GEF là tổ chức tài chính độc lập, cung cấp nguồn vốn công lớn nhất trên thế giới cho các dự án về môi trường. GEF hỗ trợ tài chính trong các lĩnh vực: Đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, hóa chất và chất thải, các vùng nước quốc tế, suy thoái đất, quản lý rừng bền vững, các cách tiếp cận tổng hợp, các hoạt động hỗ trợ khác. 

th1.jpg
hủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giám đốc Điều hành kiêm Chủ tịch GEF Naoko Ishii. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Từ khi thành lập, GEF đã viện trợ 14,5 tỷ đô la Mỹ và huy động thêm 75,4 tỷ đô la Mỹ cho gần 4.000 dự án về môi trường. Các đối tác tham gia thực hiện dự án của GEF cũng rất đa dạng và là các tổ chức có uy tín trên trường quốc tế như: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)…

Về cơ chế hoạt động, Đại Hội đồng GEF gồm đại diện của 183 quốc gia thành viên là cấp điều hành cao nhất của GEF. Đại Hội đồng họp 4 năm 1 lần để tổng kết và đánh giá các chính sách chung, các hoạt động và thành viên của GEF. Đại Hội đồng chịu trách nhiệm xem xét và phê duyệt các đề xuất sửa đổi các văn kiện của GEF.

GEF đã trải qua 5 nhiệm kỳ và đang hoạt động ở nhiệm kỳ thứ 6 trong giai đoạn 2014 - 2018. Việt Nam, một trong những quốc gia gia nhập GEF từ những ngày đầu tiên (5/12/1994) đã và đang chủ động, tích cực triển khai các chính sách đổi mới của GEF như xây dựng các dự án tổng hợp đa lĩnh vực, tham gia có hiệu quả các diễn đàn và các hoạt động đánh giá các dự án của GEF. 

Để điều phối các hoạt động hỗ trợ của Qũy Môi trường toàn cầu tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TN&MT làm đầu mối GEF của quốc gia. Kể từ khi hoạt động, GEF Việt Nam đã vận động tài trợ được 153 triệu USD để thực hiện 56 dự án về môi trường trong nhiều ngành, lĩnh vực và tại nhiều địa phương. Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia thực hiện 47 dự án khu vực và toàn cầu của GEF với tổng số tài trợ là 318 triệu USD. Hỗ trợ của GEF đã và đang đóng góp quan trọng và tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường ở Việt Nam nói riêng và giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu nói chung.

Hội nghị có sự tham dự của Lãnh đạo cấp Bộ trưởng Môi trường và đại diện của 183 quốc gia thành viên, 17 tổ chức quốc tế, và khoảng 150 tổ chức phi Chính phủ về môi trường. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể vào ngày 27/6 của sự kiện này. Việc Việt Nam đăng cai chủ trì Đại Hội đồng GEF lần thứ 6 trong năm 2018 là sự kiện quốc tế quan trọng về môi trường, sẽ tạo được tiếng vang và tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên trường quốc tế.

Quảng Ninh: Diễn đàn “Phát triển kinh tế- du lịch xanh bền vững 2018

Diễn đàn là sự kiện hưởng ứng năm Du lịch quốc gia tại Quảng Ninh, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - du lịch theo hướng xanh, bền vững hơn.

Diễn đàn “Phát triển kinh tế - du lịch xanh bền vững 2018” do Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Nghiên cứu Truyền thông Văn hóa Dân tộc (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) tổ chức dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh và Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Khoảng 200 đại biểu tham dự Diễn đàn, gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Ngoại giao; Tổng cục Du lịch; tỉnh Quảng Ninh và các chuyên gia kinh tế về phát triển du lịch bền vững trong và ngoài nước, các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp có đầu tư vào du lịch, các cơ quan thông tấn báo chí.

th2.jpg
Du lịch xanh góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng. Ảnh minh họa: TTXVN.

 

Tại Diễn đàn, các đại biểu trong nước và quốc tế cùng nhau trao đổi về các vấn đề: Chính sách phát triển kinh tế, du lịch theo hướng bền vững; Hiện trạng và giải pháp phát triển kinh tế, du lịch xanh trong giai đoạn mới; Phát triển kinh tế, du lịch xanh của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Những định hướng phát triển du lịch xanh bền vững; Chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng xanh, bền vững; Vai trò các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong việc phát triển du lịch xanh bền vững…

Tiến sỹ Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thông Văn hóa Dân tộc, phát biểu: Du lịch xanh góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng.

Sự phát triển du lịch xanh đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho đất nước cũng như cộng đồng người dân địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và cảnh quan hấp dẫn.

Ông Lê Doãn Hợp cho rằng, du lịch xanh còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí.

Bên cạnh đó, các đại biểu đề cập tới việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế chất thải từ hoạt động du lịch, ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường trong phát triển sản phẩm du lịch, ưu tiên phát triển loại hình du lịch sinh thái, cũng như bàn về những giải pháp hợp lý, hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, du lịch xanh trong xu thế toàn cầu hóa.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Ban tổ chức tuyên dương các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong phát triển kinh tế - du lịch năm 2018, trong đó có các doanh nghiệp tiêu biểu sáng tạo - hội nhập toàn cầu, tiên phong trong hội nhập, đi đầu trong sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất hiện đại, hội nhập và có năng lực quốc tế.

TP HCM: Xem ĐTDĐ, phân loại chất thải trong... 30 giây

Chiều 21-6, Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM công bố phần mềm trực tuyến hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn. Với ứng dụng trên, người dân có thể xem hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn dạng văn bản kèm hình ảnh hoặc qua video.

Không chỉ vậy, ứng dụng còn cài đặt mục "Gửi phản hồi", có chức năng tiếp nhận ý kiến, phản ánh trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.

Ngoài tải phần mềm trên máy tính, người dân có thể tìm kiếm và cài đặt phần mềm qua ứng dụng Play Store (hệ điều hành Android) hoặc Apps Store (hệ điều hành iOS) với từ khóa "Phân loại chất thải rắn tại nguồn".

th3.jpg
Giao diện phần mềm Phân loại chất thải rắn tại nguồn

 

Nhiều ý kiến cho rằng Sở Tài nguyên - Môi trường TP cần bổ sung thêm nhiều tính năng, như: bản đồ chỉ dẫn địa điểm thu gom rác, tìm thùng rác công cộng, trò chơi liên quan đến phân loại rác... để thu hút đông đảo người dùng.

Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết đây là bước khởi đầu trong "câu chuyện" ứng dụng công nghệ thông tin quản lý, giám sát lĩnh vực tài nguyên môi trường tại TP.

Bước đầu, ứng dụng vận hành với mục đích tuyên truyền đến người dân cách thức phân loại chất thải rắn, bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật.

Ông Thắng khẳng định thời gian tới, Sở Tài nguyên - Môi trường TP từng bước ghi nhận, tiếp thu đóng góp từ người sử dụng phần mềm. Qua đó, bộ phận quản lý, vận hành sẽ có những điều chỉnh hợp lý, thiết thực.

 

 P.V tổng hợp (baotainguyenmoitruong.vn/ttxvn/nld.com.vn)

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top