Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 30 tháng 6 năm 2020 | 22:19

Giải ngân ODA: Quyết tâm cao, giải pháp rõ ràng

Khi các nguồn ODA, vốn vay ưu đãi không còn nhiều, muốn đẩy nhanh tiến độ, các địa phương phải thể hiện quyết tâm rất cao, giải pháp rõ ràng.

 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Hải Minh

 

Tiếp sau buổi làm việc với TP. Hồ Chí Minh, chiều ngày 30/6, tại TP. Cần Thơ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có buổi làm việc với 5 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu long nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi tại các địa phương này.

Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo, đại diện các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo các TP. Cần Thơ, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An.

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm của Chính phủ đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có vốn ODA, là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng để phục hồi phát triển kinh tế-xã hội dưới tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Giai đoạn 2016-2020, Đồng bằng sông Cửu long tiếp nhận 100 dự án với tổng số vốn trên 39 nghìn tỷ đồng, trong đó 5 tỉnh, thành nêu trên có 23 dự án ODA với số vốn vay là 641 triệu USD, chiếm gần 1/3 tổng nguồn vốn ODA cho Đồng bằng sông Cửu long.

Phó Thủ tướng chỉ rõ trong 6 tháng đầu năm 2020, tiến độ giải ngân vốn ODA của 5 địa phương còn rất thấp, vì vậy lãnh đạo các địa phương cần nêu rõ khó khăn vướng mắc đối với từng dự án và đặc biệt là đặt quyết tâm đến đâu, giải pháp thế nào để đẩy nhanh tiến độ các dự án từ nay đến cuối năm.

Bên cạnh đó, năm 2020 cũng là năm chuẩn bị cho Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc đưa dự án mới vào Kế hoạch giai đoạn tới phải dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả thực hiện các dự án hiện nay.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo 5 địa phương báo cáo với Phó Thủ tướng về tiến độ và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi của từng dự án, trong đó khó khăn, vướng mắc chủ yếu tập trung ở khâu đền bù giải phóng mặt bằng, điều chỉnh giải pháp kỹ thuật, điều chỉnh tăng giảm quy mô đầu tư một số hạng mục từng dự án…

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu lý giải nguyên nhân dự án chậm một phần đến từ khó khăn trong bố trí vốn đối ứng để giải phóng mặt bằng và yêu cầu rất khắt khe của một số nhà tài trợ trong công tác này.

Cùng quan điểm trên, lãnh đạo TP. Cần Thơ cho biết thêm, việc giải phóng mặt bằng ở các tỉnh Tây Nam Bộ gặp nhiều khó khăn do nền đất yếu trong khi việc vận chuyển nguyên vật liệu cho các dự án còn nhiều khó khăn.

 

Ảnh: VGP/Hải Minh

 

Nhân dịp này, 5 địa phương cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ vốn ODA đối với một số dự án dự kiến triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi – tái khẳng định lại nguyên tắc không dùng vốn ODA cho công tác giải phóng mặt bằng, vì vậy các địa phương phải tập trung mọi nguồn lực của mình để có mặt bằng sạch. Đây cũng là nhiệm vụ của các địa phương.

Đối với kiến nghị điều chuyển và kéo dài dự án sang giai đoạn tới, Phó Thủ tướng yêu cầu trước hết các tỉnh phải nỗ lực, phải quyết tâm hơn vì nếu chuyển sang giai đoạn tới sẽ ảnh hưởng đến việc bố trí vốn cho các dự án khác.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý: Với dự án sử dụng vốn IDA của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam bắt đầu nghĩa vụ trả nợ từ năm 2021, càng cần phải nhanh chóng hấp thụ cho hết nguồn vốn ưu đãi này.

Về điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với một số dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh tuân thủ theo quy định hiện hành (Nghị định 56) và sớm trình cơ quan có thẩm quyền để phối hợp, hỗ trợ.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới việc triển khai các dự án mới phải được tiến hành song song với quá trình chuẩn bị dự án, nhất là chuẩn bị sẵn mặt bằng, không để tình trạng vay xong mới chuẩn bị mặt bằng khiến tiến độ của dự án bị chậm, hiệu quả không như mong đợi./.

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top