Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 13 tháng 1 năm 2020 | 14:21

Giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn: Đào tạo trực tuyến

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng 2019 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhấn mạnh, khu vực nông thôn là nơi cung cấp lao động chủ yếu cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động của khu vực này còn thấp.

 

tr57.jpg
Một góc “Trường quay thực tại ảo” trong khu công nghệ cao của Trường Đại học Mở Hà Nội.
 

Chất lượng lao động nông thôn thấp

Trong 9 tháng đầu năm 2019, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tại khu vực nông thôn ước tính là 31,9 triệu người, chiếm 65,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 14,2%, bằng 1/3 khu vực thành thị; số lao động làm công việc tự sản tự tiêu trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn nhiều, chiếm 7%. Điều này phần nào cho thấy, chất lượng lao động khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, đa phần là lao động phổ thông.

Cũng theo báo cáo, năm 2019 tiếp tục ghi nhận việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông thôn và tăng tỷ trọng trong khu vực thành thị. Việc rời bỏ quê hương đi lập nghiệp tại các thành phố lớn vẫn diễn ra phổ biến khiến nguồn lao động giảm cả chất và lượng tại khu vực nông thôn.

Theo nhiều chuyên gia, vấn đề khó nhất là có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn nhưng không được thoát ly sản xuất, vừa có khóa học gần gũi với công việc, vừa có khóa học để phát triển toàn diện người lao động.

 

tr57a.jpg

Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội trong Hội thảo về xây dựng xã hội học tập tại tỉnh Lai Châu.

 

Chia sẻ với phóng viên, TS. Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội, cho biết, việc đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo người lao động không thoát ly sản xuất đã được nhà trường triển khai từ năm 1994 bằng việc ứng dụng công nghệ vào quá trình đào tạo. Sau 26 năm, Trường đã đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho gần 180 nghìn cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, thạc sĩ và tiến sĩ. Trường Đại học Mở Hà Nội là đơn vị tiên phong trong việc xóa rào cản về tuổi tác trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.

Công nghệ đào tạo mở cơ hội tiếp cận giáo dục “tại nhà”

Nhiều năm qua, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào công tác dạy và học đã giúp cho người học có thể tiếp cận bài giảng và tri thức mọi lúc, mọi nơi, xóa đi rào cản về không gian và thời gian, tạo ra sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người dân từ miền núi, vùng sâu, vùng xa đến hải đảo. Với người lao động, có thể vừa tham gia sản xuất, vừa tranh thủ thời gian để học tập, nâng cao trình độ và kỹ năng, không nhất thiết phải thoát ly sản xuất như những phương pháp học tập truyền thống.

Để làm được điều đó, Trường Đại học Mở Hà Nội nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ đào tạo tiên tiến, đồng bộ với 3 trường quay hiện đại phục vụ đào tạo trực tuyến, hệ thống điều khiển theo tiêu chuẩn Hàn Quốc; 2 phòng phát triển nội dung với hệ thống phần mềm bản quyền và đội ngũ chuyên viên được đào tạo tại Hàn Quốc; 7 server với các thiết bị mạng, 18 phòng công nghệ với hơn 100 máy tính bảng, camera chuyên nghiệp và gần 500 máy tính đồng bộ cấu hình cao được trang bị tại các địa điểm học tập.

Trong mô hình đào tạo trực tuyến của Trường Đại học Mở Hà Nội, người học được tiếp cận kiến thức, ngành học theo nhu cầu của cá nhân. Ai muốn học ngành học nào, môn học nào trong chương trình đào tạo của nhà trường cũng được đáp ứng, miễn là đạt được điều kiện tiên quyết để vào học. Chưa bao giờ việc tiếp cận  giáo dục đại chúng lại thuận lợi đến vậy. Có thể nói, Trường Đại học Mở Hà Nội đã thực hiện được việc cá nhân hóa học tập từ rất sớm, việc học tập, bồi dưỡng của người học trở nên thường xuyên, liên tục, suốt đời, góp phần xây dựng một xã hội học tập theo chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Đào tạo theo xu hướng

Với kinh nghiệm tiên phong trong giáo dục mở, Trường Đại học Mở Hà Nội chủ động nghiên cứu phát triển và có năng lực xây dựng nội dung, cung cấp hạ tầng đào tạo trực tuyến (E-learning) đến mọi người dân. Hiện nay, đã có gần 20.000 người học đang theo học các khóa học trực tuyến tại Đại học Mở Hà Nội và con số này tăng đều đặn trong 5 năm gần đây. Theo thống kê năm 2019, gần 100.000 lượt người dân và hơn 30.000 người học được thụ hưởng nguồn tài nguyên giáo dục mở do trường đại học này cung cấp. Bất cứ ai quan tâm và có mong muốn được học tập, bồi dưỡng đều có thể tiếp cận nguồn tài nguyên này.

 

tr57b.jpg

Không chỉ có tài nguyên phục vụ giảng dạy trình độ đại học trở lên, nguồn tài nguyên mở giúp bồi dưỡng năng lực của người lao động trong nhiều lĩnh vực như: công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, du lịch, kinh tế, luật…cũng đang được Trường Đại học Mở Hà Nội xây dựng và phát triển.

Thậm chí, có những tài nguyên phục vụ cho các khóa bồi dưỡng rất ngắn như: Cách bảo quản thanh long; Hướng dẫn trị bệnh nấm đốm trắng cho cá nhiệt đới; Cách thức xây dựng hợp đồng dân sự; Các bước thành lập hộ kinh doanh cá thể, công ty TNHH; Hướng dẫn làm chủ điện thoại di động thông minh…Người lao động có thể chọn học lĩnh vực, khóa học cần thiết cho công việc hiện tại và sự phát triển trong tương lai.

Từ sứ mệnh đến trách nhiệm xã hội

Với sứ mệnh “Mở cơ hội học tập cho mọi người”, Trường Đại học Mở Hà Nội đã trở thành đơn vị thể nghiệm thực tiễn giáo dục góp thêm minh chứng cụ thể cho lý luận được xây dựng trong Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Với trách nhiệm xã hội trong việc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, trường đã đóng vai trò không nhỏ trong việc thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho người lao động, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn. Từ đó, tạo sự bình ổn cho thị trường lao động, hạn chế “chảy máu” nguồn nhân lực, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế tại các địa phương.

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top