Sẽ chuyển nguồn từ các dự án không triển khai để có 6.000 cho giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành đến 2020.
Chiều 2/10, Uỷ ban Kinh tế phối hợp với Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội tổ chức phiên họp giải trình về tình hình triển khai thực hiện Luật Đầu tư công và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020.
Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến đề cập đến nguồn vốn phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng cho dự án sân bay Long Thành. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, con số 5.000 tỷ phục vụ cho giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành chỉ là mức dự kiến, nên chưa thể xác định ngay nguồn cho dự án này là bao nhiêu.
Hiện tỉnh Đồng Nai đã lập báo cáo, lại dự kiến 23.000 tỷ phục vụ giải phóng mặt bằng cho Sân bay Long Thành. Trong kế hoạch trung hạn chưa có nguồn bổ sung cho con số này và theo dự kiến đến năm 2020 cần khoảng 11.000 tỷ. Như vậy nếu dự án được phê duyệt thì còn thiếu 6.000 tỷ từ nay đến 2020.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sẽ xem xét chuyển nguồn từ các dự án không triển khai để có số vốn trên cho giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành.
Liên quan tình hình triển khai thực hiện Luật Đầu tư công, giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau gần 3 năm thực hiện, Luật đã mang lại nhiều kết quả nhất định, đáng chú ý là việc lập, phân bổ và giao kế hoạch vốn ngày càng chặt chẽ, công khai, minh bạch. Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản được kiểm soát chặt chẽ hơn, việc rà soát, thẩm định dự án được chú trọng hơn...
Tuy nhiên, đây là luật mới, có liên quan trực tiếp đến quyền lợi ích và trách nhiệm của tất cả các bộ ngành, địa phương nên khó tránh khỏi những vướng mắc cần hoàn thiện, như việc phân loại dự án đầu tư, tiêu chí phân loại dự án nhóm A…
Phát biểu tại phiên họp, ông Tạ Văn Hạ - Ủy viên thường trực Ủy ban VH-GD-TN-TN – NĐ của Quốc hội đặt vấn đề cơ quan nào chịu trách nhiệm theo dõi chính về nguồn vốn đầu tư nhà nước.
Vị đại biểu này nhấn mạnh, phải xác định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm về một lĩnh vực chính. Vì không rõ nên kiểm tra, giám sát buông lỏng, chưa thực hiện hết trách nhiệm, phân bổ xong là xong, còn đồng vốn đi đến đâu, hiệu quả thế nào thì lại không rõ ràng, không đến cùng./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.