Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 10 tháng 11 năm 2021 | 13:57

Gửi ô tô nhà cháu, bị “chiếm đoạt”!?

Trong lúc đau ốm, ông Nguyễn Văn Sâm gửi nhờ chiếc xe ô tô của mình ở nhà ông Nguyễn Đường Sơn.

Tuy nhiên, sau khi ông Sâm mất, ông Sơn tự ý lấy xe của ông Sâm để sử dụng. Khi con của ông Sâm đến lấy xe về thì ông Sơn lại ra lời đe dọa, đòi một số tiền lớn mới trả xe.
  
z2921357139029_2dde1a9f9c81a3f0ed97dd239926c775.jpg
Hình ảnh xe của ông Sâm lúc mới mua.

 

Mới đây, anh N.K.H, địa chỉ tại huyện Hàm Thuận Nam gửi đơn thư đến Công an tỉnh Bình Thuận, Công an huyện Hàm Thuận Nam, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hàm Thuận để tố cáo hành vi ông Nguyễn Đường Sơn lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác.
 
Trong đơn, anh N.K.H trình bày bố ruột của anh là ông Nguyễn Văn Sâm vì bệnh nặng qua đời vào ngày 14/07/2021. Tháng 6/2020, ông Sâm có mua một chiếc xe ô tô mang biển số 86A-14214 (542.100.000 đồng). Trước khi qua đời, ông Sâm có đến nhà cháu chơi, là ông Sơn, nhưng do đau ốm nên ông Sâm không thể đưa chiếc xe của mình về, đành phải gửi lại nhà ông Sơn, nhờ ông Sơn bảo quản giúp. Tuy nhiên, sau khi ông Sâm mất, ông Sơn đã tự ý lấy xe của ông Sâm sử dụng.
 
22ac5c80516c9932c07d.jpg
z2921904214925_2e02d50c22bc62f901834b7a10758ed3.jpg
Lá đơn tố cáo của anh N.K.H. 
z2921365606884_788eece92e4cae405f7737ba3b25f602.jpg 

Sau khi gia đình anh N.K.H lo hậu sự cho ông Sâm xong, thì anh N.K.H tới nhà ông Sơn để lấy xe của bố về nhưng ông Sơn không đồng ý. Không những thế, ông Sơn còn yêu cầu gia đình anh N.K.H phải giao số tiền một trăm ba mươi triệu đồng mới được đem xe về.

Nhận thấy hành vi của ông Sơn quá vô lý, vì đây là tài sản hợp pháp của ông Sâm và anh N.K.H là con ruột, người thừa kế tài sản của ông Sâm để lạ,i nên anh N.K.H bàn bạc với gia đình của mình, sau đó gửi đơn tố cáo ông Sơn đến các cơ quan chức năng.

 

 Điều 175, Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” như sau: 

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Tái phạm nguy hiểm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

 

 

 

 
Nhóm PV
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top