Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 30 tháng 6 năm 2021 | 20:30

Hà Nam: Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 13,8%

Nhiều ngành sản xuất công nghiệp chủ lực của Hà Nam như: khai thác đá, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thiết bị điện, điện tử, dệt, may có số lượng đơn hàng xuất khẩu mới tăng.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19, song ngành Công nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng khá với điểm sáng là sự khởi sắc của các thị trường xuất khẩu quan trọng (Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông); nhiều ngành sản xuất công nghiệp chủ lực của Hà Nam như: khai thác đá, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thiết bị điện, điện tử, dệt, may có số lượng đơn hàng xuất khẩu mới tăng.
 

 Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2020.

 

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2020, đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 8,9%; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 13,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 20,1%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 15,3%.
 
Ngành khai khoáng cơ bản không bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số nhà máy sản xuất xi măng mở rộng dây chuyền sản xuất nên nhu cầu đá nguyên liệu tăng so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây.
 
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm, tính riêng chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã đóng góp 13,0/13,8 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung ngành công nghiệp. Trong đó, một số ngành chủ lực chiếm tỷ trọng lớn có mức sản xuất tăng cao như: sản xuất chế biến thực phẩm (tăng 12,7%); thiết bị điện, sản phẩm điện tử (tăng từ 15,1 - 15,4%); sản xuất phương tiện vận tải khác (tăng 27,5%); sản xuất kim loại (tăng 9,0%); sản xuất đồ uống (tăng 8,0%); sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (tăng 13,0%)...
 
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là ngành đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp.
 
 
Chỉ số sử dụng lao động ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 2,2% so với cùng kỳ; trong đó, một số ngành có chỉ số sử dụng lao động tăng cao như: sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 5,3%; sản xuất sản phẩm điện tử tăng 20,9%; sản xuất phương tiện vận tải tăng 7,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 12,3%...
 
Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu trong 6 tháng vẫn duy trì tốc độ tăng so với cùng kỳ và đạt tỷ lệ cao so với kế hoạch năm như: đá khai thác ước đạt 9,2 triệu m3, tăng 8,9%; vải các loại ước đạt 52,3 triệu m2, tăng 14,8%; xi măng và clinker ước đạt 9,4 triệu tấn, tăng 13,7%; sữa các loại ước đạt 63,3 triệu lít, tăng 29,0%; thức ăn chăn nuôi ước đạt 654,7 nghìn tấn, tăng 8,5%; linh kiện điện tử ước đạt 38,2 triệu sản phẩm, tăng 14,4%; xe gắn máy ước đạt 502,6 nghìn chiếc, tăng 28,1%.
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top